Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Tác phẩm tái hiện lễ hội thổi cơm thi như một truyền thống tốt đẹp của làng Đồng Vân
Tóm tắt
Tóm tắt ý chính của văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:
- Ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng có làng Đồng Vân bên dòng sông Đáy
- Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi
- Hội thi ở đây có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu, đậm màu sắc hài hước dân gian.
- Cách thi:
+ Bắt đầu hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương
+ Cuộc thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao có bôi mỡ trơn
+ Khi lấy được nén hương xuống, ban tổ chức phát cho 3 que diêm châm vào hương cháy thành ngọn lửa
+ Vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa, người thì tay giã thóc, giần sàng thành gạo...
+ Các đội thổ cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt
+ Sau khoảng một giờ rưỡi, các nồi cơm sẽ được đem chấm điểm.
- Với những nét đặc sắc, hội thổi cơm thi Đồng Vân đã góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại hôm nay
Bố cục
- Phần 1: từ đầu đến "các xóm trong làng": giới thiệu về hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân
- Phần 2: tiếp theo đến "đối với dân làng": Miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- Phần 3: còn lại: đánh giá và những cảm nhận về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân đối với văn hóa dân tộc
Nội dung chính
- Tác phẩm tái hiện lễ hội thổi cơm thi như một truyền thống tốt đẹp của làng Đồng Vân - Cho thấy sự tài hoa, khéo léo và thông minh tháo vát của những con người tham gia lễ hội - Khẳng định sự ý nghĩa và nét độc đáo của lễ hội thổi cơm thi đối với văn hóa dân tộc