Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người (Nguyễn Đăng Na)
Văn bản là những suy nghĩ, nhận định của tác giả với thân phân bi kịch của những nhân vật trong truyện Người con gái Nam Xương, đặc biệt là cuộc đời của Vũ Nương. Từ đó, tác giả bày tỏ những tình cảm xót thương cho thân phận con người trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ.
Tóm tắt
Tóm tắt 1
Văn bản là những suy nghĩ, nhận định của tác giả với thân phân bi kịch của những nhân vật trong truyện Người con gái Nam Xương, đặc biệt là cuộc đời của Vũ Nương. Từ đó, tác giả bày tỏ những tình cảm xót thương cho thân phận con người trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ.
Tóm tắt 2
Văn bản “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người trình bày về những nhận định của người viết về thân phân người phụ nữ năm xưa tủi hổ, đầy bi kịch. Qua đó, bày tỏ lòng cảm thông, xót thương cho con người thông qua truyện truyền kì của Nguyễn Dữ.
Tóm tắt 3
Thông qua nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ, văn bản nhằm đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định về thân phận của người phụ nữ: phẩm chất, cuộc đời và các chi tiết độc đáo làm nên thành công của tác phẩm.
Bố cục
- Phần 1: Từ đầu đến “miếu vợ chàng Trương”: Giới thiệu vấn đề đang bàn luận.
- Phần 2: Từ “cuộc đời Vũ Nương” đến “hàm hồ và mù quáng”: Nhận xét phẩm chất và cuộc đời của Vũ Nương.
- Phần 3: Từ “là người cùng làng” đến “nói với người đời”: Bình phẩm tính cách của Trương Sinh để lí giải cái chết của Vũ Nương và phân tích chi tiết cái bóng.
- Phần 4: Từ “là nhà văn nhân đạo” đến “bi kịch gia đình”: Chỉ ra nét độc đáo trong tác phẩm.
- Phần 5: Còn lại: Kết lại vấn đề, nêu những giá trị mà tác phẩm để lại cho người đọc.
Giọng đọc
Rõ ràng, rành mạch
Nội dung chính
Văn bản là những suy nghĩ, nhận định của tác giả với thân phân bi kịch của những nhân vật trong truyện Người con gái Nam Xương, đặc biệt là cuộc đời của Vũ Nương. Từ đó, tác giả bày tỏ những tình cảm xót thương cho thân phận con người trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
Trích trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007, tr 217 – 221.
2. Đề tài
Nghị luận về một tác phẩm văn học
3. Thể loại
Văn bản nghị luận
4. Phương thức biểu đạt
Nghị luận
5. Ngôi kể
Ngôi thứ ba