Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) (Hồ Chí Minh) — Không quảng cáo

Tóm tắt, bố cục Văn 12 Kết nối tri thức hay nhất Bài 6. Hồ Chí Minh - "Văn hóa phải soi đường cho quốc d


Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) (Hồ Chí Minh)

Ngày rằm tháng giêng - ngày chiến thắng lịch sử của dân tộc. Bác Hồ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng mà còn gửi gắm vào đó niềm vui, cảm xúc của mình trong ngày vui trọng đại này.

Tóm tắt Mẫu 1

Ngày rằm tháng giêng - ngày chiến thắng lịch sử của dân tộc. Bác Hồ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng mà còn gửi gắm vào đó niềm vui, cảm xúc của mình trong ngày vui trọng đại này. Ta thấy thêm kính yêu và trân trọng vị lãnh tụ của dân tộc!

Tóm tắt Mẫu 2

Bài thơ Rằm tháng giêng đã xây dựng nên một đêm trăng mùa xuân tươi đẹp, hấp dẫn. Cả bài thơ khắc họa nên bầu không gian rộng lớn, thoáng đãng, trong đó xuất hiện hình ảnh con người tuy nhỏ bé, nhưng khó để bỏ qua được. Từ đó, thể hiện được tài năng, tâm thế của tác giả. Đó là một trái tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc.

Tóm tắt Mẫu 3

Trong niềm hân hoan chiến thắng sau chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, Hồ Chủ tịch đã viết nên bài thơ Nguyên tiêu, hay còn gọi là Rằm tháng giêng. Bài thơ thể hiện không khí tươi vui chiến thắng cùng niềm hạnh phúc khi sắc xuân đang ngập tràn trên đất nước ta. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tâm trạng phấn khởi của Người cũng như tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết khi mùa xuân đang tới.

Bố cục

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc

- Phần 2 (hai câu còn lại): Hình ảnh con người

Nội dung chính

Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Bài thơ Rằm tháng giêng cũng cho thấy được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh của Bác.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 – những năm đàu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

2. Đề tài

Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng

3. Thể loại

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

4. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm


Cùng chủ đề:

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Mộ (Chiều tối) (Hồ Chí Minh)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ngắm trăng (Vọng nguyệt) (Hồ Chí Minh)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nghệ thuật băm thịt gà (Ngô Tất Tố)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) (Hồ Chí Minh)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhân vật quan trọng (Gogol)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nỗi buồn chiến tranh
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Pa - Ra - Na (Cờ - Lốt Lê – vi – Xtơ – rốt)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tây Tiến