Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ đồng (Tố Hữu)
Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.
Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu đến thiệt thà): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Phần 2 (Tiếp theo đến ngát trời): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
- Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.
Giọng đọc
Tha thiết, truyền cảm
Nội dung chính
- Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.
- Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
- 1939, nguy cơ đại chiến thứ hai bùng nổ. Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.
- 29/4/1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ → sáng tác bài thơ. Tố Hữu mới được kết nạp vào Đảng 1938, đang say sưa hoạt động phong trào, bị bắt, thế giới nhà tù cô đơn ngăn cản cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy .
2. Đề tài
Tình yêu cách mạng, yêu tự do và đất nước
3. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả
4. Thể loại
Thơ bảy chữ