Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tình yêu sách
Văn bản là lời tự thuật của nhân vật “tôi” về niềm đam mê đọc sách.
Tóm tắt
Tóm tắt 1
Vào cuối những năm 1956, thư viện của tỉnh Bắc Giang bắt đầu được thành lập. Mọi người đều hớn hở đến xem nhưng chỉ có học sinh cấp ba trở lên mới được cấp thẻ. Mặc dù không có thẻ nhưng chiều nào tôi cũng ngồi hành lang để nhờ mấy anh lớn cho tôi đọc ké sách báo. Các anh cũng phải khôn khéo lắm mới giấu không cho cô thủ thư biết nhưng có lần cô cũng phát hiện, thấy tôi đang ngồi ngốn ngấu đọc, cô cũng lờ đi. Dần dà tôi làm quen được với cô, cô là cô Uyên, em gái của nhà văn Kim Lân. Tôi giúp cô làm sổ sách, ghi kí hiệu tác phẩm, dán lại các trang sách hư cũ, thấy tôi nhanh nhẹn cần cù cô cũng đặc cách cấp cho tôi một chiếc thẻ, không những đọc tại chỗ mà còn được mượn về nhà nữa. Dần dà số sách ở thư viện không thỏa mãn được tôi, tôi thường xuyên ra hiệu sách nhân dân, xem có gì mới lập tức về báo cho cô Uyên biết. Tôi sung sướng và run rẩy khi lần đầu tiên trông thấy quyển “Những người khốn khổ” của Victor Hugo được xuất bản một cách hoàn chỉnh. Tôi chạy như bay và nài nhỉ cô Uyên đưa tiền để tôi đi mua giúp sách cho cô. Sắp hết giờ làm việc, cô cho phép tôi đi mua sách và mang về đọc tranh thủ. Tôi mừng run người và đọc hết tập một ngay đêm đó. Và tôi ước gì có ngay tập hai, tập ba để đọc liền mạch. Tôi thấy tâm hồn tôi đẹp thêm lên biết bao nhiêu nhờ những trang sách chứa chan lòng yêu thương.
Tóm tắt 2
Khoảng cuối năm 1956, một tin vui đến với tỉnh Bắc Giang, một thư viện bắt đầu được thành lập. Một thư viện nhưng chỉ có học sinh cấp ba trở lên mới được cấp thẻ. Với tinh thần ham đọc sách cùng sự nhanh nhẹn cần cù tôi đã làm quen được vơi cô thủ thư - cô Uyên, em gái của nhà văn Kim Lân. Tôi giúp cô làm sổ sách, ghi kí hiệu tác phẩm, dán lại các trang sách hư cũ, thấy tôi nhanh nhẹn cần cù cô cũng đặc cách cấp cho tôi một chiếc thẻ, không những đọc tại chỗ mà còn được mượn về nhà nữa. Sau dần tôi thấy sách ở thư viện không thỏa mãn được tôi, tôi thường xuyên ra hiệu sách nhân dân, xem có gì mới lập tức về báo cho cô Uyên biết. Tôi đã rất vui và sung sướng khi lần đầu tiên nhìn thấy quyển “Những người khốn khổ” của Victor Hugo. Tôi báo với cô Uyên và được cô cho phép đi mua sách và mang về đọc tranh thủ. Tôi đã đọc hết tập một trong một đêm và tôi ước gì có ngay tập hai, tập ba để đọc liền mạch.
Một thư viện bắt đầu được thành lập vào cuối những năm 1956 tại tỉnh Bắc Giang. Mọi người đều hớn hở đến xem nhưng chỉ có học sinh cấp ba trở lên mới được cấp thẻ. Cùng với sự giúp đỡ của những anh lớn, tôi đã giấu được cô thủ thư, đọc ké sách báo vào mỗi buổi chiều. Nhưng có lần cô cũng phát hiện, thấy tôi đang ngồi ngốn ngấu đọc, cô cũng lờ đi. Sau dần tôi làm quen được với cô Uyên, em gái của nhà văn Kim Lân và cũng là thủ thư của thư viện. Tôi giúp cô làm sổ sách, ghi kí hiệu tác phẩm, dán lại các trang sách hư cũ, thấy tôi nhanh nhẹn cần cù cô cũng đặc cách cấp cho tôi một chiếc thẻ, không những đọc tại chỗ mà còn được mượn về nhà nữa. Sau dần với lòng ham học hỏi, tôi thường xuyên ra hiệu sách nhân dân, xem có gì mới lập tức về báo cho cô Uyên biết. Tôi sung sướng và thấy tâm hồn tôi đẹp thêm bao nhiêu nhờ là những trang sách chứa chan lòng yêu thương. Đặc biệt là khi thấy quyển “Những người khốn khổ” của Victor Hugo tôi say mê đọc nó trông một đêm và chỉ ước gì có ngay tập hai, tập ba… để đọc.
Bố cục
Văn bản bài Tình yêu sách gồm 2 phần: - Phần 1 (từ đầu đến “bao nhiêu là sách. […]”): Niềm đam mê đọc sách của “tôi” - Phần 2 (còn lại): Tình yêu và sự tò mò đối với bộ sách.
Giọng đọc
Nội dung chính
Văn bản là lời tự thuật của nhân vật “tôi” về niềm đam mê đọc sách.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
Trích Miền xanh thẳm, NXB Kim Đồng, 2017 – tác phẩm đoạt Giải B của Hội Nhà văn năm 2001. Truyện kể về Thiện – một cậu bé nhân hậu, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn và say mê đọc sách. Tuy phải xa nhà để trọ học nhưng em vẫn luôn được sống trong tình thương yêu, đồng cảm, sẻ chia của thầy cô giáo, các anh em kết nghĩa và bạn bè.
2. Đề tài
Tình yêu sách
3. Phương thức biểu đạt
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
4. Thể loại
Truyện dài
5. Ngôi kể
Ngôi thứ nhất