Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya"
Bài thơ Cảnh khuya nằm trong chùm thơ năm 1947 của Bác
Tóm tắt
Những ý chính của văn bản:
- Bài thơ Cảnh khuya nằm trong chùm thơ năm 1947 của Bác
- Trên nền thơ im lặng bao la ấy nổi bật lên một âm thanh văng vẳng mơ hồ nhưng êm dịu như một tiếng hát xa - tiếng suối
- Trong không khí lắng sâu ấy của đất trời, một hình ảnh hiện lên
- Hòa nhịp với âm thanh của suối cũng có hình dáng; ánh trăng, cổ thụ, khóm hoa như một bức thủy mặc: Cảnh khuya như vẽ
- Thiên nhiên và con người, cảnh đẹp và niềm lo, nghệ sĩ và chiến sĩ, truyền thống và hiện đại, lãng mạn và hiện thực, bình thường và siêu việt, giản dị và vĩ đại,... tất cả đều nhịp nhàng trong một sự hài hòa, một thế cân bằng tuyệt đỉnh
Bố cục
Có 2 cách chia:
* Cách 1:
- Phần 1 (từ đầu đến “như lắng suy”): giới thiệu bài thơ Cảnh khuya
- Phần 2 (tiếp đến “tao nhã”): cảm nhận về âm thanh tiếng suối
- Phần 3 (tiếp đến “như cắt”): cảm nhận về khung cảnh thiên thơ mộng
- Phần 4 (tiếp đến “trời đất”): cảm nhận về hình dáng xuất hiện
- Phần 5 (còn lại): Khẳng định vẻ đẹp bài thơ Cảnh khuya
* Cách 2:
- Phần 1 (Câu đầu tiên): Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya
- Phần 2 (Từ đêm đã khuya đến "Tất cả đều nhịp nhàng trong một sự hài hòa, một thế cân bằng tuyệt đỉnh"): Vẻ đẹp bài thơ Cảnh khuya
- Phần 3 (Còn lại): Khẳng định giá trị tác phẩm và phong cách sáng tác.
Giọng đọc
To, rõ ràng, nhấn mạnh thông tin chính
Nội dung chính
Văn bản bàn luận, phân tích những nét đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya, giúp người đọc tiếp nhận được nhiều góc nhìn của bài thơ.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
Trích Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông, NXB Giáo dục, 1997
2. Đề tài
Nghị luận về một tác phẩm văn học
3. Phương thức biểu đạt
Nghị luận
4. Thể loại
Nghị luận văn học
5. Ngôi kể
Ngôi thứ nhất