Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân) — Không quảng cáo

Tóm tắt, bố cục Văn 9 Chân trời sáng tạo hay nhất Bài 1. Thương nhớ quê hương


Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân)

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Tóm tắt

Tóm tắt 1

Sông Đà thuộc vùng đất Tây Bắc, con sông vừa dữ dội, hung bạo vừa nên thơ, trữ tình. Những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt khiến con sông Đà thật hung bạo nhưng vào những mùa khác nhau con sông lại dịu êm và hiền lành. Những con người tại đây nhất là ông lái đò trở thành những người am hiểu nhất về con sông, ông biết rõ mọi cách bố trí địa hình, đá, con thác…từ việc am hiểm kết hợp với sự dũng cảm đã giúp ông chinh phục con sông Đà.

Tóm tắt 2

Trong chuyến đi thực tế lên Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã được thấy vẻ đẹp vừa hung bạo, dữ dội, vừa nên thơ, trữ tình của dòng sông Đà lịch sử. Tùy theo từng mùa, từng tiết trời khác nhau, con sông sẽ thay những bộ mặt tương ứng. Khi sóng dữ, việc vượt thác đối với con người như là đi đánh trận. Sông Đà hung dữ, tưởng như nuốt chửng tất thảy. May mà nhờ vào sự khéo léo, tài tình của người lái đò, bao khó khăn đều được giải quyết nhanh chóng. Đến khi nhìn từ trên cao, tác giả lại cảm nhận được cái êm ả và trữ tình hiếm có. Lúc này, dòng sông được ví như một bờ tiền sử, lại như một cố nhân nơi phương xa, đem lại cảm xúc bồi hồi, xúc động cho văn sĩ.

Tóm tắt 3

Tây Bắc có thiên nhiên hùng vĩ được tô điểm bằng con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn và đôi khi lại thật nhẹ nhàng, yêu kiều và thơ mộng như một người con gái. Con sông Đà hung bạo và hùng vĩ bởi đá ở bờ sông “dựng vách thành”, lòng sông thắt lại như yếu hầu, vô số những điểm “hút nước” vô cùng nguy hiểm cho thuyền bè. Chỉ cần di chuyển một quãng đường sẽ thấy vô số những khó khăn đó là đá nổi, đá chìm, sóng thác. . sẵn sàng cản bước những con thuyền có ý định vượt sông Đà. Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dòng sông như mái tóc một người con gái, trong năm còn sống có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo. Sông Đà hiện lên thật hung tợn và dữ dội nhưng thật nhẹ nhàng, thơ mộng.

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến…lai chữ): Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ của sông Đà

Giọng đọc

Truyền cảm

Nội dung chính

- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó

- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).

2. Đề tài

Vẻ đẹp thiên nhiên

3. Thể loại

Tùy bút

4. Phương thức biểu đạt

Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

5. Ngôi kể

Ngôi thứ nhất


Cùng chủ đề:

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tì bà hành (Bạch Cư Dị)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tình yêu và thù hận (Uy - Li - Am Sếch - Xpia)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước"
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ"
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G. G. Mác - Két)