Tóm tắt hồi thứ mười bốn trích trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Hoàng Lê nhấ


Tóm tắt hồi thứ mười bốn trích trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

Nguyễn Huệ họp tướng sĩ, đắp đàn ở núi Bân tế trời đất, thần sông thần núi, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi đốc xuất đại binh ra Bắc.

Tôn Sĩ Nghị mang đại quân kéo thẳng một mạch đến Thăng Long "không mất một mũi tên, như vào chỗ không người". Y rất "'kiêu căng, buông tuồng” quan quân chỉ lo ăn chơi. Hễ ai nhắc đến tình hình giặc giã thì y nói: “Ngày mùng 6 tháng giêng, nhân dịp đầu xuân sẽ xuất quân kéo thẳng đến sào huyệt của quân Tây Sơn. Bọn giặc ấy nhất định sẽ lần lượt bị bắt sống, không một tên nào lọt lưới. Người Nam Hà sẽ đều mà xem!" Bọn Việt gian bán nước cầu vinh thì "vui mừng" vì được "thấy lại bóng mặt trời ", dựa vào Tổng đốc họ Tôn, sống trong tình trạng '"võ lắng, văn im, thảy đều bê trễ".

Vừa lúc ấy, có người cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tới, nói với Thái hậu về tình hình trong nước, về mối lo: “Nguyễn Huệ là tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân... ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần.. ." Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân '"nhớ nhà" mà chống chọi thì “địch sao nổi?" Lê Chiêu Thống và Lê Quýnh đến gặp Tôn Sĩ Nghị để tâu bày, “tha thiết xin xuất quân” liền bị y quở trách.

Phần tiếp theo nói về quân Tây Sơn. Ngô Văn Sở lui binh về án ngữ Tam Điệp, sai Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm vào Nam cáo cấp; ra đi từ ngày 20 thì ngày 24 đến Phú Xuân

Nguyễn Huệ họp tướng sĩ, đắp đàn ở núi Bân tế trời đất, thần sông thần núi, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi đốc xuất đại binh ra Bắc. Ngày 29 tháng chạp Mậu Thân (1788) tới Nghệ An, tuyển thêm một vạn tinh binh, gặp cống sĩ Nguyễn Thiếp, tổ chức duyệt binh, truyền hịch đánh quân Thanh, rồi kéo đại binh ra Tam Điệp hội ngộ với Ngô Văn Sở. Vua Quang Trung cho quân ăn Tết trước, hẹn với tướng sĩ đến ngày mùng 7 Kỉ Dậu thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Nguyễn Huệ chia quân thành 5 đạo tiến đánh quân Thanh vào tối 30 Tết. Quân Thanh và lũ tay chân bị bắt sống toàn bộ tại sông Gián và sông Thanh Quyết, đêm mùng 2 rạng ngày mùng 3 tiêu diệt đồn Hà Hồi, rồi tiến đánh Ngọc Hồi, giặc Thanh bị thảm hại “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối”, bạt vía kinh hồn vội trốn xuống đầm Mực, làng Quỳnh Đô, bị voi quân ta '"giày đạp, chết đến hàng vạn người”. Cùng lúc đó, đô đốc Long tiến đánh đồn Khương Thượng, quân Thanh bị tan vỡ, quân ta tiến vào giải phóng kinh thành. Trưa mùng 5 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cùng đại quân tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị và quan tướng hốt hoảng tháo chạy. Cầu phao bị đứt, hàng vạn giặc rơi xuống sông chết làm tắc nghẽn sông Nhị Hà. Lê Chiêu Thống và bè lũ hoảng sợ chạy đến Nghi Tàm, cướp đò ngang vội chèo sang bờ bắc. Đến biên giới, Lê Chiêu Thống theo kịp Tôn Sĩ Nghị, đứa thì "oán giận chảy nước mắt", đứa thì "lấy làm xấu hổ”. Tên Việt gian bán nước kính chúc tướng giặc về triều được hai chữ “vạn phúc". Còn Tôn Sĩ Nghị vẫn khoác lác: "Nguyễn Quang Trung chưa diệt, việc này còn chưa xong... không đầy một tháng, đại binh sẽ lại tới...". Vua tôi, lũ bán nước lôi thôi, lếch thếch cùng đưa Thái hậu theo Nghị sang Trung Quốc.


Cùng chủ đề:

Tính cách Hoạn Thư bộc lộ như thế nào qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán
Tính cách hiệp nghĩa của Lục Vân Tiên qua đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Tính tự chủ là đức tính cần có đối với mỗi người. Em có cho rằng: Người có tính tự chủ là người luôn hành động theo ý mình mà không cần qua tâm đến hoàn cảnh và những người xung quanh? Hãy viết bài vă
Tóm tắt Truyện Kiều cùa Nguyễn Du. Nêu lên một vài nét tiêu hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật trong Truyện Kiều
Tóm tắt hồi thứ mười bốn trích trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
Tóm tắt tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Tóm tắt truyện Làng của Kim Lân. Ngữ văn lớp 9
Tóm tắt truyện Làng của nhà văn Kim Lân
Tóm tắt truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
Tóm tắt: Truyện Kiều của Nguyễn Du ( bài 2)