Vận nước - Pháp Thuận
Vận nước - Pháp Thuận bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
I. Tác giả
- Thiền sư Pháp Thuận (915-990) họ Đỗ.
- Không rõ tên thật và quê quán.
- Là một nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam phương do Thiền sư người Thiên Trúc Tì-ni-đa-lưu-chi đến nước ta năm 580 lập ra.
- Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê.
- Tác phẩm của ông hiện còn một bài thơ trả lời Lê Đại Hành hỏi về vận nước.
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Vua Lê Đại Hành muốn hỏi ông về vận nước và ông đã trả lời bằng bài thơ này.
b. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (2 câu thơ đầu): Bàn về vận nước
- Phần 2 (2 câu thơ cuối): Cách trị nước
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Bàn về vận nước
- Mượn hình ảnh so sánh “mây quấn” để nói về vận nước, nhằm diễn tả: vận nước phụ thuộc vào nhiều quan hệ ràng buộc. Vậy nước không thể phụ thuộc vào một yếu tố mà thành. Nó là quan hệ của nhiều yếu tố để giữ được vận nước phát triển dài lâu, thịnh vượng.
- Tâm trạng: phơi phới niềm vui, niềm tin, niềm tự hào lạc quan về đất nước
=> Đất nước trong cảnh thái bình, thịnh vượng
b. Cách trị nước
- Hai câu thơ cuối nói về đường lối trị nước, tóm lược trong “vô vi”:
+ Vô vi là vô vi pháp của nhà Phật. Nghĩa là từ bi bác ái. Điện các để chỉ triều đình, chỉ nhà vua. Cả câu thơ nên hiểu muốn giữ yên vận nước và để vận nước phát triển thịnh vượng nhà vua phải vô vi, phải làm những gì thuận với tự nhiên với lòng người. Theo nghĩa nhà Phật làm cho mọi chúng sinh được yên vui, xoá bỏ mọi khổ đau của họ. Đó là tư tưởng lo cho dân.
+ Nếu làm được điều đó (Vô vi trên điện các) thì tất yếu sẽ được. “Chốn chốn dứt đao binh”: nghĩa là nơi không có cảnh chém giết nữa, không còn chiến tranh, đất nước thanh bình thì vận nước, ngôi vua mới được bền vững.
=> Hai câu thơ cuối khẳng định chỉ có lấy đức trị quốc mới là kết sách lâu bền của quốc gia thịnh trị.
- Điểm then chốt của bài thơ là hai chữ “thái bình”:
+ Vận nước và đường lối trị nước đều hướng tới đất nước “thái bình
+ Trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc, nguyện vọng của con người thời đại bất giờ muốn nền “thái bình muôn thưở
→ Khẳng định truyền thống chuộng hòa bình của dân tộc ta.
c. Giá trị nội dung
Biểu hiện lòng yêu nước, khát vọng sống hòa bình và sự quan tâm tới vận nước của tác giả
d. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tuyệt cú Đường luật, cân đối chia làm hai vế: vế thứ nhất bàn về vận nước, vế thứ hai nói về cách trị nước.
- Hình thức thơ giàu hình ảnh và hệ thống ngôn ngữ hàm súc