Chân quê
Chân quê bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11
Tác giả
Tác giả Nguyễn Bính
1. Tiểu sử
- Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính
- Sinh 1918 - 1966, quê Nam Định
- Ông được mệnh danh là nhà thơ làng quê Việt Nam
2. Đặc điểm nghệ thuật
- Ngòi bút sáng tạo và tinh tế
- Bài thơ mang khuynh hướng dân dã, giản dị, mang đậm tâm hồn quê hương.
3. Tác phẩm chính
- Phong trào thơ mới: 1930 - 1945, thơ ông hiện đại và tinh tế
- Những năm 1936 - 1940: Đỉnh cao trong các sáng tác của Nguyễn Bính về bài thơ làng quê
- Bài thơ Chân quê Nguyễn Bính thuộc tập thơ Tâm Hồn Tôi (1940).
Tác phẩm
Tác phẩm Chân quê
1. Thể loại, phương thức biểu đạt
- Thể loại: Thơ lục bát
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp trữ tình
2. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm
- Bài thơ Chân quê rút trong tập thơ Tâm hồn tôi của nhà thơ Nguyễn Bính xuất bản năm 1940, bài thơ được coi là châm ngôn sống, lẽ sống của tác giả khi sáng tác chủ yếu thiên về làng quê Việt Nam, và Chân quê là bài thơ đặc sắc như thế.
3. Nội dung chính
- Chân quê là bài thơ là một sáng tác tiêu biểu cho tâm hồn thơ Nguyễn Bính, ngay từ tên nhan đề ta đã biết được đây là sự cảm nhận, dự cảm của những gì sắp mất đi khi tác giả muốn níu giữ giá trị của văn hóa quê hương từ xa xưa. Nhưng điều đó tác giả lại không làm được khiến độc giả càng thêm phần xót thương.
4. Phong cách nghệ thuật của bài thơ Chân quê
- Tính hình tượng: Nổi bật là xây dựng hình tượng nhờ các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…
- Tính truyền cảm: Sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng có nét ấn tượng sâu sắc
- Tính cá thể: Những yếu tố riêng biệt trong ngôn ngữ thơ của Nguyễn Bính sáng tác giản dị nhưng chứa đựng những yếu tố hấp dẫn
5. Tóm tắt tác phẩm
Bài thơ “Chân quê” của tác giả Nguyễn Bính được viết bằng giọng điệu thơ tâm tình tha thiết biểu hiện tâm tình của nhân vật trữ tình thông qua lối viết thơ lục bát. Bài thơ là viễn cảnh tình yêu trai gái thời xưa, khi mà người yêu đi tỉnh chàng trai đã luôn bồn chồn trông ngóng và khi nàng về chàng trai đã ra tận con đê đầu làng để đón. Chàng trai muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê vốn có từ xưa của người yêu mình nhưng không được khi mà nàng đi tỉnh về đã bị ảnh hưởng lối sống của phương Tây. Qua đó tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta cần giữ gìn nét đẹp đơn sơ mộc mạc, bình dị của con người Việt Nam, một nét truyền thống cần được gìn giữ.
6. Nghệ thuật
- Bài thơ Chân quê viết theo thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc, khiến bài thơ trở nên tha thiết và tâm tình hơn, thể hiện thành công tâm trạng nhân vật. Được viết theo nhịp thơ 2/2 đầy ấn tượng và hợp lí.