Cải ơi
Cải ơi bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11
Tác giả
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
1. Tiểu sử
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nông dân. Cô học hết cấp Phổ Thông Cơ Sở đã nghỉ học, mong muốn xin làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí tỉnh Cà Mau, môi trường thuận tiện có thể phát triển nghề cầm bút mà cô đam mê. Các truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư viết về tình bạn ở đồng quê, được ba cô gửi tạp chí Văn nghệ Bán đảo Cà Mau và đã được đăng. Cô đã kết hôn và cũng đã có con.
2. Sự nghiệp văn học
a. Các mốc sự kiện đáng nhớ
Âm thầm đến với văn chương và bừng sáng khi được nhận giải Nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 của NXB Trẻ, Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành tâm điểm của sự hy vọng vào một nền văn trẻ đương đại. Chị đã tiếp tục có những cú nhảy ngoạn mục trên chặng đường văn cùng những tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao. Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của chị gây được tiếng vang lớn, nhận được nhiều giải thưởng cũng như chuyển thể thành kịch, phim điện ảnh.
Các mốc sự kiện văn chương đáng nhớ:
- 2000: Giải Nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần 2 với tác phẩm Ngọn đèn không tắt, giải Mai vàng ở hạng mục Nhà văn xuất sắc.
- 2001: Giải B Hội nhà văn Việt Nam với tác phẩm Ngọn đèn không tắt.
- 2003: Là một trong Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002.
- 2006: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 với tác phẩm Cánh đồng bất tận.
- 2008: Giải thưởng văn học ASEAN với tác phẩm Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận.
- 2018: Giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin tại Đức (Litprom) bình chọn với tác phẩm Cánh đồng bất tận.
Chị còn tham gia triển khai dự án trị giá 6.000 EU bằng các hoạt động tổ chức sáng tác dành cho nữ giới tại Việt Nam.
- 2019: Thuộc Top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam 2018 do tạp chí Forbes bình chọn.
b. Phong cách sáng tác
Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.
c. Các tác phẩm chính
- Truyện ngắn, tản văn: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (đạt giải thưởng Cánh Diều Vàng 2010),…
- Tiểu thuyết: Sông (2012), Biên sử nước (2020)
- Thơ: Chấm (2013), Gọi xa xôi (2017)
Sơ đồ tư duy Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
Tác phẩm
Tác phẩm Cải ơi
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm Cải ơi! Do nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sáng tác trong hoàn cảnh khá đặc biệt về mảnh đất và con người Nam Bộ mộc mạc và đầy sự giản dị và chân chất. Cải ơi – một truyện ngắn nằm trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” được phát hành năm 2005.
2. Tóm tắt tác phẩm
“Cải ơi” – tác phẩm truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tư nói về một hành trình đầy gian khổ đi tìm đứacon gái thất lạc tên “Cải” của người cha tên “Năm” đã 10 năm trời. Cải không phải là con ruột của ông, đó là con riêng của vợ hai ông với người chồng trước đó nhưng với tình yêu con, bảo vệ con nên ông đã chăm sóc và nuôi dưỡng con như con đẻ của mình. Một tình cảnh éo le khiến gia đình ông mâu thuẫn, Cải làm mất đôi trâu của nhà nên đã bỏ nhà đi, ông Năm bị đồn tiếng xấu là hại con đem giấu xác. Tất cả mọi người bà con láng giềng đều không tin tưởng ông. Vì quá buồn bã ông Năm quyết định đi tìm Cải. Thấy được tình cảm sâu nặng của cha dành cho con mình qua những tiếng gọi “Cải ơi” của ông Năm.
Truyện ngắn “Cải ơi!” gây xúc động mạnh cho bạn đọc bởi tình cha sâu sắc, cùng lời văn mộc mạc nhưng chan chứa cảm xúc. Cái buồn trong “Cải ơi” dường như nhắc nhở bạn đọc thêm trân trọng, biết ơn những đấng sinh thành của mình - những người đã dốc hết sức mình để nuôi nấng chúng ta.
3. Bố cục
Chia các phần nội dung - Có mô tả ngắn mỗi phần.
- Đoạn 1: Từ đầu cho đến “…dứt khoát tìm được con Cải về”.
- Đoạn 2: Tiếp theo cho đến “…rủ đi ăn hủ tiếu”
- Đoạn 3: tiếp cho đến “…Chết lặng”
- Đoạn 4: còn lại
4. Ý nghĩa
Ngay từ tên truyện với hai chữ “Cải Ơi” đã cho thấy rất nhiều cảm xúc với những ý nghĩa nhan đề cho thấy tình cảm yêu thương của người cha dành cho con mặc dù bị nói tiếng xấu nhưng cha vẫn hết lòng vì con, bảo vệ con. Tiếng ‘ơi” như lời gọi đầy não nề, tuyệt vọng.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật ông Năm Nhỏ:
- Xuất thân là người nông dân ở làng Cỏ Cháy.
- Hoàn cảnh đưa đẩy ông đến ngã ba Sương là sự ra đi của Cải.
- Số phận lưu lạc, đau khổ cùng phẩm chất được thể hiện qua hành trình tìm kiếm con:
+ Ròng rã tìm kiếm con mười hai năm, rơi vào những tình huống ngặt nghèo.
+ Giàu tình yêu thương con, giàu lòng tự trọng, không từ bỏ mọi cơ hội để tìm con.
+ Có lòng bao dung, vị tha, thương yêu những người đồng cảnh ngộ.
2. Nhân vật Thàn:
- Có ước mơ, hoài bão
- Có tình thương như ruột thịt, đồng cảm với ông Năm và tình yêu chân thành với Diễm Thương.
- Cuộc sống lưu lạc vì không thực hiện được ước mơ.
3. Nhân vật Diễm Thương:
- Có quá khứ đau buồn, bị cha mẹ bỏ rơi.
- Ngoại hình và tính cách lạnh lùng, vô cảm.
- Khao khát yêu thương vô bờ.
4. Tổng kết:
- Nội dung:
+ Đồng cảm, xót thương cho số phận đáng thương của những con người lưu lạc.
+ Ca ngợi những vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của con người.
+ Đề ra những trăn trở, suy ngẫm về cách ứng xử của con người trong đời sống.
- Nghệ thuật:
+ Trật tự sự kiện trong truyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
+ Ngôi kể thứ ba – người kể chuyện toàn tri.
+ Hệ thống điểm nhìn linh hoạt, sự hòa quyện giữa lời người kể và lời nhân vật.
+ Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
+ Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ miền Nam.