Tổng hợp bài tập Chủ đề 6. Ôn tập về các biện pháp tu từ — Không quảng cáo

Bài tập ôn hè môn Văn 6 lên 7, bộ đề ôn tập hè có lời giải chi tiết Ôn tập hè Cánh diều


Tổng hợp bài tập Chủ đề 6. Ôn tập về các biện pháp tu từ

Tải về

Lý thuyết về các biện pháp tu từ

Lý thuyết

Biện pháp

Khái niệm

Phân loại

Tác dụng

So sánh

Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Có hai loại:

+ So sánh ngang bằng: A=B

+ So sánh không ngang bằng: A>B; A<B

+ Gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể sinh động

+ Biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc

Nhân hóa

Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người

Có ba loại:

+ Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

+ Làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên, động vật hơn.

+ Biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên.

Ẩn dụ

Là một biện pháp tu từ gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm

Có 4 loại:

+ Ẩn dụ hình thức: người nói, người viết giấy đi một phần ý nghĩa

+ Ẩn dụ cách thức: một vấn đề thông qua nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói

+ Ẩn dụ phẩm chất: dùng phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác

Nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm

Hoán dụ

Là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt

Có 4 kiểu:

+ Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể

+ Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

+ Dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật

+ Dùng những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng

Tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn

Điệp ngữ

Lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

Điệp cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

Đề bài

I. Trắc nghiệm

Câu 1: So sánh là gì?

A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

B. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau

C. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

D. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau

Câu 2: Nhân hóa là gì?

A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau

B. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người

C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận

D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn

Câu 3: Ẩn dụ là gì?

A. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác

B. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương cận

C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm

D. Không xác định được

Câu 4: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

A. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh

B. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh

C. Vế A, vế B

D. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)

Câu 5: Hoán dụ là gì?

A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác

C. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

D. Cả ba đáp án trên

Câu 6: Sử dụng phép nhân hóa đem lại tác dụng gì cho văn bản?

A. Thể hiện tình cảm của người viết trong văn bản

B. Giúp cho các đối tượng hiện lên sinh động, có hồn

C. Làm cho các đối tượng hiện lên đầy đủ hơn

D. Tất cả các phương án trên

Câu 7: Câu “Vì lợi ích mười năm trông cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?

A. Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể

B. Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

C. Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng

D. Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật

Câu 8: Điệp từ, điệp ngữ là gì?

A. Việc vận dụng sự gần âm, đồng âm để tạo ra lối diễn đạt vui nhộn, hài hước

B. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B sai

Câu 9: Xác định kiểu điệp ngữ trong câu sau:

Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cô gáo Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều

A. Điệp ngữ nối tiếp

B. Điệp cách quãng

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

D. Cả A và B

Câu 10: Ẩn dụ có mấy kiểu thường gặp?

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Cả ba đáp án trên

II. Tự luận

Câu 1: Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con

( Mèo con đi học – Phạn Thị Vàng Anh)

a. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào?

b. Con vật đó đã được nhân hóa bằng cách nào?

c. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

Câu 3: Ẩn dụ trong các câu sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì?

a.“ Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới”

(Nguyễn Tuân)

b. “ Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

(Về thăm nhà Bác – Tôn Thị Trí)

c. “ Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

(Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ)

Câu 4: Tìm và phân tích biện pháp tu từ hoán dụ trong đọan thơ sau:

Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

Câu 5: Chỉ rõ từng điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó.

a.

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn, Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm, Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.

(Thanh Tịnh)

b. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

(Nguyễn Phan Hách)

c. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

(Theo Nguyễn Khải)

Hướng dẫn giải

I. Trắc nghiệm

1 - A

2 - B

3 - C

4 - D

5 - A

6 - B

7 - C

8 - B

9 - A

10 - D

II. Tự luận

Câu 1:

Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ sau:

a.“ Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

b. “ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Phương pháp:

Ôn lại kiến thức về biện pháp so sánh

Lời giải chi tiết:

a. Tác dụng: giúp nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân khi làm nông

b. Tác dụng: giúp nhấn mạnh công lao sinh thành, nuôi dạy, giáo dục và chăm lo của cha mẹ lớn lao như thế nào.

Câu 2:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con

( Mèo con đi học – Phạn Thị Vàng Anh)

a. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào?

b. Con vật đó đã được nhân hóa bằng cách nào?

c. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

Phương pháp:

Ôn lại kiến thức về nhân hóa

Lời giải chi tiết:

a. Bài thơ đã nhân hóa chú mèo

b. Chú mèo được nhân hóa bằng cách gán cho chú những hoạt động của con người. Chú ta cũng phải đi học và sửa soạn, mang theo bút chì, bánh mì giống như các bạn nhỏ khác

c. Tác dụng: giúp hình ảnh chú mèo trở nên sinh động, đáng yêu hơn, giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn và thú vị hơn

Câu 3:

Ẩn dụ trong các câu sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì?

a.“ Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới”

(Nguyễn Tuân)

b. “ Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

(Về thăm nhà Bác – Tôn Thị Trí)

c. “ Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

(Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ)

Phương pháp:

Ôn lại kiến thức về ẩn dụ

Lời giải chi tiết:

a.

- Ẩn dụ trong đoạn thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Tác dụng: làm cho sự vật, sự việc mình nói tới thêm rõ, vì được tiếp nhận bằng cả hai giác quan

b.

- Ẩn dụ trong đoạn thơ thuộc kiểu ẩn dụ hình thức

- Tác dụng: sử dụng hình ảnh ẩn dụ “lửa hồng” để nói về hoa râm bụt dựa trên sự tương đồng về hình thức là màu đỏ của lửa và màu đỏ cảu hoa râm bụt

c.

- Ẩn dụ trong đoạn thơ thuộc kiểu ẩn dụ phẩm chất

- Tác dụng: giúp thể hiện hình ảnh Bác hiện lên rõ ràng, chân thực; hình ảnh Bác chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ giống như người cha ruột đang chăm sóc cho những đứa con yêu của mình

Câu 4:

Tìm và phân tích biện pháp tu từ hoán dụ trong đọan thơ sau:

Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

Phương pháp:

Ôn lại kiến thức về biện pháp hoán dụ

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp hoán dụ: áo nâu (chỉ người nông dân) , áo xanh (chỉ người công nhân) , nông thôn (chỉ những người ở nông thôn) , thị thành (chỉ những người sống ở thành thị)

=> Các từ trên được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó

- Tác dụng: Nêu được đặc điểm riêng phổ biến về trang phục của người nông dân, công nhân nước ta. Thể hiện sự quan sát, miêu tả cụ thể, gần gũi ý nói: Các tầng lớp, giai cấp đang cùng nhau đứng lên xây dựng đất nước

Câu 5:

Chỉ rõ từng điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó.

a.

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn, Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm, Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.

(Thanh Tịnh)

b. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

(Nguyễn Phan Hách)

c. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

(Theo Nguyễn Khải)

Phương pháp:

Ôn lại kiến thức về điệp ngữ

Lời giải chi tiết:

Điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn và tác dụng của nó:

a) Mồ hôi mà đổ… (Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người.)

b) Thoắt cái… (Gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng; nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian.)

c) Ở mảnh đất ấy… (Nhấn mạnh vị trí – nơi diễn ra những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu; gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó.)


Cùng chủ đề:

Tổng hợp bài tập Chủ đề 4. Ôn tập văn bản thông tin, văn bản nghị luận
Tổng hợp bài tập Chủ đề 4. Ôn tập về truyện
Tổng hợp bài tập Chủ đề 5. Ôn tập truyện cổ tích
Tổng hợp bài tập Chủ đề 5. Ôn tập về kí
Tổng hợp bài tập Chủ đề 5. Ôn tập về từ
Tổng hợp bài tập Chủ đề 6. Ôn tập về các biện pháp tu từ
Tổng hợp bài tập Chủ đề 6. Ôn tập về kí
Tổng hợp bài tập Chủ đề 6. Ôn tập về văn bản nghị luận, văn bản thông tin
Tổng hợp bài tập Chủ đề 7. Ôn tập văn bản nghị luận, văn bản thông tin
Tổng hợp bài tập Chủ đề 7. Ôn tập về dấu câu
Tổng hợp bài tập Chủ đề 7. Ôn tập về từ