Tổng hợp các cách kết bài cho bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10
Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận định: “Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homero đến Kinh thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại...
Mẫu 1
Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận định: “Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homero đến Kinh thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người cho đến ngày tận thế”. Đoạn thơ trên trong bài thơ X của nhà thơ Y đã khiến tôi thực sự tin vào nhận định ấy. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ X nói chung đã “mở đường đến thế giới của cái đẹp”, giúp tôi yêu hơn cuộc đời này…
Mẫu 2
Khép lại những trang thơ ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao cảm xúc. Tác giả… đã gieo vào lòng chúng ta bao cảm xúc dạt dào không chỉ cho hôm nay mà còn mãi mai sau về (vấn đề nghị luận). Chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm, làm cho người đọc càng yêu thế giới văn học hơn.
Câu 3
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tâm sự:
“Bài thơ anh làm một nửa mà thôi.
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá.
Nó không là anh nhưng nó là mùa.”
Quả thật khi những vần thơ của ông bà ngân lên, chúng ta không ngừng xúc động, bâng khuâng bởi sự sáng tạo độc đáo về nội dung, về nghệ thuật. Tiếng thơ cũng như tiếng lòng của tác giả ghi lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc.