Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Bắc Sơn
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Bắc Sơn hay nhất
KB 1
Qua đoạn trích ta có thể thấy rằng, sức mạnh của tình yêu nước, sức mạnh của cách mạng sẽ không bao giờ bị dập tắt. Ngay cả những người ở vị trí trung gian khó sử như Thơm cũng sẽ quyết định chọn cách mạng. Những tên bán nước cầu vinh sẽ không bao giờ có kết cục tốt.
KB 2
Như vậy, vở kịch “Bắc Sơn” là một vở kịch viết về đề tài chiến tranh, với những tình huống, xung đột kịch mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng, chân dung của con người Cách mạng đã xuất hiện rõ nét, đứng trước những sự lựa chọn khó khăn, cuối cùng Thơm vẫn theo và tin tưởng cách mạng, gác bỏ tình cảm cá nhân mà theo tình cảm đất nước. Đây cũng là nhân vật tư tưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, thể hiện được lòng tin của nhà văn vào Cách mạng.
KB 3
Bắc Sơn đã có sức cuốn hút công chúng bởi lẽ tác phẩm đem lại hình ảnh chân thực về những chiến sĩ cách mạng trong những ngày sục sôi của khởi nghĩa Bắc Sơn. Qua đó, nhà văn còn khẳng định tấm lòng của nhân dân không rời xa cách mạng ngay cả trong giờ phút nguy nan nhất . Qua hình tượng nhân vật Thơm, công chúng còn có dịp chứng kiến sức cảm hoá của cách mạng với quần chúng. Chính mối quan hệ này đã làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm.
KB 4
Có thể nói, con đường đến với cách mạng của Thơm tiêu biểu cho một bộ phận không nhỏ nhân dân thời kì đó: đi từ nỗi đau cá nhân đến sự căm ghét bọn bán nước, cướp nước; nhận ra bản chất tốt đẹp của cách mạng và ủng hộ cách mạng. Qua nhân vật Thơm, Nguyễn Huy Tưởng đã bày tỏ lòng tin yêu, sự biết ơn đối với nhân dân: Nhân dân là cái nôi nuôi dưỡng và bảo vệ cách mạng.
KB 5
Bắc Sơn được đánh giá là vở kịch khởi đầu cho nền kịch cách mạng trên sân khấu nước nhà từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Với vở kịch này, lần đầu tiên hiện thực cách mạng và những con người mới của thời đại đã được tác giả đưa lên sân khấu một cách thành công, gây được ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả.
Nguồn: Sưu tầm