Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Hai cây phong" — Không quảng cáo

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Hai cây


Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Hai cây phong"

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Hai cây phong" hay nhất

KB 1

Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.

KB 2

Tác phẩm đã mang đến cho người đọc thật nhiều tâm trạng và dạt dào cảm xúc về quê hương. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn lớn lên và đó còn là nền tảng để con người có thể đứng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là cảm xúc lòng biết ơn của người họa sĩ đối với quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tác phẩm như một lời thức tỉnh đối với chúng ta cho chúng ta những cảm nhận thật gần gũi về quê hương.

KB 3

Bằng lời văn thấm đẫm chất trữ tình, miêu tả đậm chất hội họa, tác phẩm đã cho thấy sự gắn bó sâu nặng, tình yêu quê hương tha thiết của nhân vật tôi với quê hương, đặc biệt là với hai cây phong. Đồng thời văn bản còn thể hiện lòng biết ơn với thầy Đuy-sen người đã vun đắp, mơ ước, hi vọng cho trẻ em nơi đây.

KB 4

Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.

KB 5

Đoạn trích Hai cây phong đã đem đến cho độc giả những cảm xúc đặc biệt về tình cảm gắn bó với quê hương thông qua hình ảnh hai cây phong độc đáo, được miêu tả với bút pháp hội họa đậm chất lãng mạn, hoài niệm. Từ đó mở ra câu chuyện về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai, câu chuyện về cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để giành lấy sự công bằng trong cuộc sống, về sự nỗ lực thoát khỏi ràng buộc của những hủ tục lạc hậu đã đã gò ép cuộc đời của người phụ nữ và trẻ em ở miền quê nghèo khó.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các bài văn tự sự lớp 8
Tổng hợp các cách kêt bài cho tác phẩm Đi đường
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Bài toán dân số"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Cô bé bán diêm"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Hai cây phong"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Hai chữ nước nhà"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Lão Hạc"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Muốn làm thằng Cuội"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Ôn dịch, thuốc lá"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Thông tin về ngày Trái đất năm 2000"