Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ngắm trăng — Không quảng cáo

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ngắm trăng


Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ngắm trăng

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ngắm trăng hay nhất

KB 1

Thể thơ tứ tuyệt hàm súc, cô đọng nhưng giàu ý nghĩa đã giúp Bác truyền tải, thể hiện những thông điệp ý nghĩa. Đó chính là tình yêu thiên nhiên đắm say, phong thái ung dung, lạc quan trong hoàn cảnh tù đày. Bài thơ không gân guốc mà nhẹ nhàng nhưng ngời lên chất thép của người tù cộng sản Hồ Chí Minh.

KB 2

Bài thơ Ngắm trăng và bài thơ Không đề có những nét đặc sắc riêng, nhưng cho ta một phong cách chung của tác giả: Hai bài thơ, một tâm hồn, một nghị lực hàm chứa tuyệt vời sâu sắc và đạo đức, phẩm giá và phong cách của một con người nổi bật trong lịch sử nước ta suốt thế kỉ XX và mãi mãi sau này!

KB 3

Như vậy, qua bốn câu thơ của bài “Ngắm trăng”, ta đã cảm nhận được tinh thần yêu thiên nhiên của Bác Hồ thật là cao đẹp. Qua đó, ta càng thêm ngưỡng mộ tinh thần lạc quan của người lãnh tụ vĩ đại, dù gian nan vất vả đến đâu, Bác vẫn giữ vững niềm tin và hy vọng về những gì tốt đẹp, tươi sáng nhất cho tương lai phía trước.

KB 4

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

KB 5

Bài thơ thật tự nhiên, giản dị mà thật triết lý. Cả bài thơ không hề nói đến một chữ tự do nào nhưng lại toát lên một tâm hồn rất tự do, luôn làm chủ được hoàn cảnh của Bác. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn tự do, một nhân cách lớn của người nghệ sĩ và người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh.

Nguồn: sưu tầm


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Đập đá ở Côn Lôn"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Bàn luận về phép học
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Chiếu dời đô
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Hịch tướng sĩ
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Khi con tu hú
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ngắm trăng
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Nhớ rừng
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Nước Đại Việt ta
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ông đồ
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Quê hương