Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Người lái đò sông Đà
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Người lái đò sông Đà hay nhất
Xem thêm:
- Sông Đà - cái mốc quan trọng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
- Vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua tác phẩm Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- So sánh cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù và cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà
KB1
Viết về người lái đò Sông Đà, viết về một vùng đất của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết với người lao động và thiên nhiên đất nước. Sông Đà càng đẹp, càng sinh động thì ông lái đò hiện lên càng anh dũng, ngoan cường trong lao động, ta lại càng thấy được bản lĩnh, tấm lòng và tài năng của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã phát hiện ra trong con người bình dị ấy “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của núi rừng Tây Bắc. Cuộc sống quanh ta vốn rất cũ kĩ, tầm thường, gió vẫn thổi, mây vẫn trôi, ngày lại qua ngày. Nhà văn chính là người đã mang lại cho ta một thế giới mới, tinh khôi hơn, diệu kì hơn. Và Nguyễn Tuân đã làm tròn sứ mệnh của một nhà văn, ông đã góp phần mang đến cho Thế giới những sắc màu mới. Bước vào thế giới của Nguyễn Tuân, chúng ta như bước vào một chân trời với màu sắc huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của tài hoa và sự uyên bác.
KB2
“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhân và nhất là con người lao động bình dị ở miến Tây Bắc. Hình ảnh người lái đò sông Đã là tiêu biểu cho con người lao động vùng Tây Bắc, dũng cảm, gan dạ, quật cường, luôn kiên trì và hết mình với công việc. Nổi bật nên trên thiên nhiên bao la hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc chính là con người lao động nơi đây.
KB3
Nguyễn Tuân đã mang đến cho nền văn học nước nhà một kiệt tác vô cùng độc đáo, một phong cách nghệ thuật riêng biệt, uyên bác, tài hoa. Khép lại những trang văn của tùy bút “Người lái đò sông Đà”, ta vẫn không nguôi cảm xúc lâng lâng trong tâm hồn mình, có chăng, đó là những điều đẹp đẽ nhất mà văn học đã mang lại, khơi gợi trong lòng mình những cảm xúc thẩm mỹ vô cùng lớn. Thật cảm ơn Nguyễn Tuân, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp để nâng niu những giá trị vững bền của đời sống lao động và của dân tộc.
KB4
Bằng ngòi bút vô cùng tài hoa, tinh tế, Nguyễn Tuân đã tạo nên những trang văn đẹp cả về hình thức và tư tưởng. Tác phẩm được tạo nên từ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, tha thiết. Không chỉ ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ của quê hương đất nước mà còn khẳng định sự lớn lao, sức mạnh phi thường của những con người bình thường trong hành trình chinh phục thiên nhiên.
KB5
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” còn chính là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm đặc sắc này không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà dường như còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân đã có thể bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.
Nguồn: Sưu tầm