Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ý nghĩa của chương — Không quảng cáo

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ý nghĩa


Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ý nghĩa của chương

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ý nghĩa của chương hay nhất

KB 1

Tóm lại, với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh đã cho rằng: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình dung của sự sống và sáng tạo ra sự sống, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho chúng ta. Nếu lịch sử nhân loại xoá bỏ văn chương thì sự sống sẽ nghèo nàn vô cùng. Quan niệm như thế có thể là chưa đầy đủ, nhưng đã có những điều cơ bản và đúng đắn, giúp cho chúng ta hiểu rõ: nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương. Nhờ đó, chúng ta đọc văn, học văn, hiểu và suy ngẫm về văn chương được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

KB 2

Đoạn trích dài khoảng một trang sách nhưng vẫn bàn rõ nguồn gốc và công dụng của văn chương trong đời sống của loài người. Điều ấy chứng tỏ Hoài Thanh có tài khái quát một đề tài rộng như Ý nghĩa văn chương thành đoạn văn súc tích, dễ hiểu. Nhờ vậy, người đọc có thể yêu quý văn chương nhiều hơn

KB 3

Với hệ thống luận điểm phong phú, được trình bày cụ thể, rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc; vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, tác giả đã làm sáng tỏ công dụng và ý nghĩa của văn chương. Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.

KB 4

Tóm lại, qua bài viết của nhà phê bình Hoài Thanh ta có thể hiểu rõ về ý nghĩa của văn chương. Nguồn gốc của văn chương chính là lòng thương mến, công dụng của văn chương là gợi lòng vị tha và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh hiện thực và sáng tạo hiện thực.

KB 5

Với cách lập luận chặt chẽ, khoa học kế hợp với những cảm xúc tinh tế, ta có thể nhận thấy tình yêu đối với văn chương của Hoài Thanh thông qua tác phẩm này. Qua đây tác giả cũng đã khẳng định được sức sống, sức hấp dẫn muôn đời của văn chương đối với con người.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Tiếng gà trưa
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Tục ngữ về Thiên nhiên và lao động sản xuất
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Tục ngữ về con người và xã hội
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ý nghĩa của chương
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bài ca Côn Sơn
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bánh trôi nước
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bạn đến chơi nhà