Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) lớp 8 — Không quảng cáo

Hướng dẫn chung cách làm bài văn phân tích một tác phẩm


Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) lớp 8

Câu chủ đề ở phần mở bài, mở đoạn yêu cầu các bạn không chỉ đáp ứng đầy đủ nội dung vấn đề cần nghị luận, mà còn phải hay và đặc sắc. Dưới đây là gợi ý về công thức viết câu chủ đề hay và chính xác.

Mẫu 1

“Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” và trong tác phẩm A mang đậm  hơi thở thời đại mà nó ra đời, nhà văn B đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình  qua việc khắc họa vấn đề C + trích dẫn chứng.

Mẫu 2

Bêlinxki từng viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc không trả lời câu hỏi đó”. Nhận định trên khiến chúng ta nhớ về (tác phẩm) của (tác giả) - một tác phẩm vượt lên trên bờ cõi và giới hạn để rồi nở rực trong vườn văn học Việt Nam hiện đại. + Liên kết và nêu vấn đề nghị luận.

Mẫu 3

Nam Cao đã từng bộc bạch: “Một tác phẩm thật giá trị phải là một tác phẩm vượt lên trên bờ cõi và giới hạn; phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, lại vừa đau đớn phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, sự bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Phải chăng vì thế mà (tác phẩm) của (tác giả) cứ ám ảnh hồn ta mãi. + Liên kết vấn đề nghị luận.

Mẫu 4

Trên bầu trời văn học Việt Nam hiện đại / trung đại, người ta vẫn luôn nhắc nhớ  mãi về những trang văn lấp lánh chiều sâu cảm xúc / giá trị tư tưởng  của tác giả B khi diễn tả vấn đề C trong dẫn chứng A.

Mẫu 5

Tác giả Nguyễn Ngọc Tư từng tâm sự: “Gì lửng lơ cũng được, chỉ tình yêu là không”. Lời viết ấy khiến cho bao trái tim rung lên những nhịp bồi hồi, tự nhìn lại tình yêu của chính mình đang giữ. Thế nhưng khi đọc dòng viết này, trong tôi lại trào lên biết bao nghĩ suy về thế giới văn chương, nghệ thuật. Bởi vì nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo thế nên những người nghệ sĩ sáng tác vốn dĩ không thể “lửng lơ” trong điều mình nghĩ, mình viết. Sứ mệnh của nhà văn chẳng phải là đi đến tận cùng để tìm ra “giọng nói của riêng mình” hay sao? Đọc tác phẩm (tên tác phẩm), ta càng thấm thía hơn giá trị nhân văn mà (tên tác giả) đã truyền tải qua những trang văn không chút “lửng lơ” của mình + Liên kết vấn đề nghị luận.

Ví dụ minh họa

Mở bài cho bài văn phân tích tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.

“Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” và trong tác phẩm “Những  ngôi sao xa xôi” mang đậm hơi thở thời đại mà nó ra đời, nhà văn Lê Minh Khuê đã  hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình qua việc khắc họa tinh thần dũng cảm, can  trường của Phương Định giữa lúc phá bom đầy cam go, căng thẳng: “Tôi, một quả  bom trên đồi …. lao và rít vô hình trên đầu”.


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách kết bài cho văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Lớp 8
Tổng hợp các cách kết bài cho văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8
Tổng hợp các cách kết bài cho đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tự do lớp 8
Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội lớp 8
Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) lớp 8
Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) lớp 8
Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật, thơ trào phúng, thơ nói chung) lớp 8
Tổng hợp các cách mở bài cho văn bản Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí lớp 8
Tổng hợp các cách mở bài cho văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm kịch lớp 8
Tổng hợp các cách mở bài cho văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lớp 8
Tổng hợp các cách mở bài cho văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8