Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bàn luận về phép học — Không quảng cáo

Những đứa trẻ - Mác - Xim Go - Rơ - Ki


Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bàn luận về phép học

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bàn luận về phép học hay nhất

MB 1

Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tên chữ là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, được người đương thời gọi một cách kính trọng là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, ông là người "thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu", từng đỗ đạt và ra làm quan dưới triều Lê, nhưng sau đó vì bất bình nên cáo quan về nhà dạy học.

MB 2

Nguyễn Thiếp là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt làm quan dưới triều Lê, nhưng sau đó từ quan về dạy học, chính vì gắn bó với công việc dạy học cho nên Nguyễn Thiếp hiểu ra mục đích thật sự của việc học. Bàn luận về phép học là một phần trong bản tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung, trong bài này tác giả nêu rõ quan điểm của mình về mục đích thật sự của việc học đó là đạo đức, là tri thức, góp phần hưng thịnh cho đất nước.

MB 3

La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong những danh nho học rộng tài cao của lịch sử nước ta. Sự nghiệp và sự uyên thâm của ông đã được người đời tôn lại bậc thầy. Dưới sự mời gọi chân thành, tha thiết của vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử mới nhận lời ra phò giúp triều đình. Trong quá trình đó ông đã dâng lên nhiều bản tấu đáng chú ý, đặc biệt là bài tấu dâng vào tháng 8/1971 nói về ba việc của một quân vương, trong đó đáng chú ý hơn cả là Bàn về phép học đã đem đến những nhận định đúng đắn, sáng suốt..

MB 4

Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc, tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.Ý kiến đó của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghiền ngẫm và áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử, một bậc thầy của Nho giáo đời Tống bên Trung Quốc.

MB 5

Đối với mỗi con người chúng ta việc học vô cùng quan trọng. Học giúp chúng ta tiếp thu thêm kiến thức và tương lai trở nên rộng mở hơn. Bàn về vấn về ta không thể không nhắc đến bài luận về phép học của Nguyễn Thép. Trong bài này ông nêu rõ quan niệm của mình về mục đích học thực sự là đạo đức là tri thức, để góp phần hưng thịnh cho đất nước.

Nguồn: sưu tầm


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Trong lòng mẹ"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Tức nước vỡ bờ"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Đánh nhau với cối xay gió"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Đập đá ở Côn Lôn"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bàn luận về phép học
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Chiếu dời đô
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Hịch tướng sĩ
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Khi con tu hú
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ngắm trăng
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Nước Đại Việt ta