Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng — Không quảng cáo

Văn mẫu 6 - Phân tích, kể chuyện, cảm nghĩ, văn miêu tả lớp 6 hay nhất Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Chân, ta


Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Ông lão đánh cá và con cá vàng" hay nhất

MB 1

Trong kho tàng truyện ngụ ngôn nước ta, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là một truyện độc đáo. Nhân vật không là loài vật, cũng không phải con người, mà là những bộ phận trên thân thể con người. Tác giả dân gian mượn một mẩu chuyện về mấy cơ quan của thân thể người để nói chuyện con người. Câu chuyện vui vui, hóm hỉnh, nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa triết lí sâu xa và một bài học thấm thía.

MB 2

Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của Việt Nam ta có rất nhiều những câu chuyện ý nghĩa, trong đó không thể không kể tới truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. Đây là một câu chuyện rất độc đáo, mượn hình ảnh các bộ phận trên cơ thể con người để nói về chuyện của con người. Đây là một câu chuyện vui và hóm hỉnh nhưng lại chứa đựng những hàm ý triết lí sâu xa và bài học thấm thía.

MB 3

Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng ta đã nhận thức rất đúng về vai trò của đoàn kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân với cộng đồng. Nhận thức đó đã được đúc kết thành bài học bổ ích gửi gắm trong tục ngữ, ca dao và truyện cổ dân gian. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục thấm thía, sâu sắc dưới một hình thức ngụ ngôn dí dỏm, thú vị là truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

MB 4

Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.

MB 5

Từ xưa cha ông ta đã có câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Từ thủa ban đầu cha ông ta đã đề cao tinh thần đoàn kết đối với cộng đồng dân tộc ta. Nhận thức đó đã được đúc kết thành những bài ca dao, tục ngữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, dưới hình thức ngụ ngôn dí dỏm là truyện Chân, tay, tai, mắt, miệng.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Thạch Sanh
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Treo biển
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Đeo nhạc cho mèo
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bánh chưng bánh giầy
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Cây bút thần
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Con hổ có nghĩa
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Con rồng cháu tiên
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Em bé thông minh
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Lợn cưới, áo mới