Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Truyện Kiều" — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Truyện K


Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Truyện Kiều"

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Truyện Kiều" hay nhất

MB 1

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là tập đại thành của ông kết tinh những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đọc các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”,“Mã Giám Sinh mua Kiều”, ta thấy tác giả đã xót thương cho số phận bất hạnh của Thúy Kiều nhưng đó cũng đồng thời là nỗi xót thương cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

MB 2

Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỷ XIX. "Truyện Kiều" của ông là đỉnh cao chói lọi và niềm tự hào lớn của nền văn học cổ Việt Nam.

"Trải qua một cuộc Bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

Áng thơ tự sự — trữ tình này không chỉ là tiếng nói lên án những thế lực đen tối, tàn bạo trong xã hội phong kiến thối nát mà còn "thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của thi hào Nguyễn Du".

MB 3

Tinh thần nhân đạo cao cả là nội dung tư tưởng đặc sắc tạo nên vẻ đẹp nhân văn của áng thơ này. Chúng ta vô cùng tự hào về Nguyễn Du, một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một trái tim giàu yêu thương, đồng cảm với tâm tư và số phận của con người, một tài năng lớn về thi ca đã làm rạng rỡ nền văn học cổ Việt. Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du thấm nhuần trong trang thơ Truyện Kiều.

MB 4

Không phải đến Nguyễn Du, tinh thần nhân đạo mới được phổ vào văn chương nghệ thuật nhưng có thể khẳng định từ khi phôi thai nền văn học tiếng Việt, tinh thần nhân đạo được kết tinh đậm nét nhất ở tác giả này. Và Truyện Kiều là một trong những sáng tác tiêu biểu mang nặng giá trị nhân đạo hơn cả.

MB 5

Trong đề từ tập thơ Đoạn trường tân thanh, tiến sĩ Phạm Quý Thích đã viết:

... Mặt ngọc lỡ sao vùi đáy nước,

Lòng trinh không thẹn với Kim lang.

Đoạn trường mộng tỉnh duyên đà đứt,

Bạc mệnh đàn ngưng hận vấn vương...

(Nguyễn Quảng Tuân dịch)

Phạm Quý Thích là người cùng thời với Nguyễn Du. Lời đề từ của nhà nho danh tiếng này đã khẳng định và ngợi ca giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều. Mười lăm năm trời lưu lạc của nàng Kiều là một thiên bạc mệnh thấm đầy lệ làm xúc động lòng người “Cảo thơm lần giở trước đèn..." 3254 câu thơ Kiều dào dạt một tình thương mênh mông của Nguyễn Du trước những bi kịch cuộc đời “những điều trông thấy mà đau đớn lòng".

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Mã Giám Sinh mua Kiều"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Những đứa trẻ"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Phong cách Hồ Chí Minh"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Truyện Kiều"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bàn về đọc sách
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bắc Sơn
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bến quê