Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Về luân lí xã hội ở nước ta
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Về luân lí xã hội ở nước ta hay nhất
Xem thêm:
- Đọc hiểu Về luân lí xã hội ở nước ta
- Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức về luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh) toát lên dũng khí về một người yêu nước và bộc lộ phong cách chính luận độc đáo. Anh chị hãy làm rõ văn kiện trên qua phân tích đoạn trích
- Soạn văn siêu ngắn: Về luân lý xã hội ở nước ta
MB1
Phan Châu Trinh là một nhà cách mạng, một nhà yêu nước sớm giác ngộ cách mạng và có tư tưởng cách tân táo bạo trong lịch sử dân tộc. Không chỉ là nhà cách mạng, ông còn là nhà văn có nhiều sáng tác bằng cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ với những áng văn chính luận đanh thép, sâu sắc và những sáng tác thơ mang đậm tinh thần dân chủ và tinh thần yêu nước. Và có thể nói, đoạn trích "Về luân lí xã hội ở nước ta" trích từ phần ba của bài "Đạo đức và luân lí Đông Tây" là một trong số những sáng tác tiêu biểu của ông.
MB2
Phan Châu Trinh là một chí sĩ yêu nước có chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, hủy bỏ chế độ phong kiến Nam triều hủ lậu, cải cách mọi mặt, nhằm mục đích làm cho dân giàu nước mạnh. Ông luôn luôn có ý thức dùng văn chương để tuyên truyền, vận động cách mạng. Đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta thuộc phần III của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây do Phan Châu Trinh viết và diễn thuyết vào đêm 19-11- 1925 tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn. Nội dung đoạn trích toát lên dũng khí của một người yêu nước dám vạch trần thực trạng đen tối của xã hội và đề cao tư tưởng dân chủ.
MB3
Như rất nhiều nhà cách mạng khác ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, mục đích cuối cùng của Phan Châu Trinh cũng là giành độc lập tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, mỗi người lựa chọn một con đường đi khác nhau. Bằng trực cảm, nhạy cảm của một trí thức, bằng tầm nhìn xa trông rộng của một người có tư tưởng dân chủ ông không lựa chọn con đường bạo lực mà kiên trì thực hiện: "Khai dân trí", "Chấn dân khí", "Hậu dân sinh" để tạo ra sức mạnh dân tộc. Tư tưởng ấy thể hiện rõ trong đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta trích trong bài Đạo đức và luân lí Đông Tây được viết năm 1925.
MB4
Những năm đầu thế kỉ XX, nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Châu Trinh đã khuấy lên phong trào Duy Tân, mục đích cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó nà tạo nên độc lập quốc gia. Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đẩy tính hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép, thấm nhuần tư tưởng yêu nước và dân chủ. Bài diễn thuyết Về luân lí xã hội ở nước ta toát lên dũng khí của một người yêu nước và bộc lộ một phong cách chính luận độc đáo.
MB5
Phan Châu Trinh (1872-1926) là nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt, làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia, đây chính là chủ trương cứu nước của ông. Phan Châu Trinh luôn ý thức dùng văn chương để làm cách mạng vì vậy những tác phẩm của ông đều đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép, thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thật dân chủ. Một trong những tác phẩm chính của Phan Châu Trinh là "Đạo đức và luân lý Đông Tây" và bài "Về luân lý xã hội ở nước ta" là một đoạn trích nằm trong phần ba của tác phẩm này.