Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Nhớ đồng — Không quảng cáo

Bài 1. Những gương mặt thân yêu


Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Nhớ đồng

Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Mở bài

MB1

Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ông đã đóng góp cho nền văn học việt Nam đặc biệt vào thời kì cách mạng, thơ của ông mang tư cách của một chiến sĩ cách mạng kiên cường và một nhà thơ mang hồn thơ của thời đại. Những tác phẩm của Tố Hữu quy tụ và kết tinh truyền thống nhân văn cùng sức mạnh tinh thần dân tộc. Nhớ đồng là một trong số những bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu phản ánh tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của người tù trẻ tuổi bị tách biệt khỏi môi trường hoạt động sôi nổi, phải xa đồng bào, đồng chí.

MB2

Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam. Với bảy tập lơ lớn, thơ ông được xem là biên niên sử bằng thơ của cách mạng Việt Nam. Đối với Tố Hữu, con đường thơ ca cũng là con đường cách mạng. Thơ ông song hành với con đường cách mạng và phản ánh những chặng đường cách mạng quan trọng của dân tộc. Bài thơ Nhớ đồng là nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật con người, đồng bào đồng chí của người tù cộng sản trẻ tuổi trong những ngày tháng bị giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế.

MB3

Tố Hữu hoạt động trong phong trào học sinh ở Huế, bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế, 1939). Vào tù, Tố Hữu sáng tác nhiều bài thơ diễn tả tâm tình của một cách mạng trẻ tuổi, sau này được tập hợp trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Bài thơ Nhớ đồng là những dòng tâm tư nồng nhiệt, tha thiết, trong trẻo của nhà thơ trẻ hướng về ruộng đồng, quê hương, về những con người thân yêu, về những kỉ niệm của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi.

MB4

Tố Hữu được biết đến và nhắc nhớ trong thi ca Việt Nam là một nhà thơ có hồn thơ da diết đậm chất trữ tình. Và quan trọng hơn là thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Có lẽ Tố Hữu đã chứng kiến, tham dự và đóng góp vào quá trình lâu dài ấy với tư cách của một chiến sĩ cách mạng kiên cường và một nhà thơ mang hồn thơ của thời đại. Thơ Tố Hữu như đã quy tụ và kết tinh truyền thống nhân văn cùng sức mạnh tinh thần của dòng giống Lạc Hồng bất khuất. Ông xứng đáng là “Lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam”. Tố Hữu có rất nhiều thi phẩm nổi trội độc đáo và một trong số đó phải kể đến tác phẩm “Nhớ đồng”.

MB5

Từ ấy được xem như những trái ngọt đầu tiên mà Tố Hữu đã gặt hái được đế dâng cho đời. Đến với tập thơ chúng ta không chỉ bắt gặp một thanh niên yêu cách mạng, say mê lí tưởng mà còn thấy được hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng đang sống và chiến đấu. Vì vậy, Từ ấy không chí có những bài thơ tràn đầy cảm xúc say mê lí tưởng, mà còn có những bài ghi lại những chặng đường chiến đấu bị tù đày gian khổ, trong số đó phải nói đến bài thơ Nhớ đồng.

Kết bài

KB1

Nhớ đồng là bài thơ góp phần diễn tả thành công tâm trạng của người tù cộng sản, đó là những cảm xúc hết sức chân thực, những nỗi nhớ thương cứ lặp đi lặp lại thể hiện khao khát tự do cháy bỏng cùng với đó là tình yêu quê hương sâu sắc của người thanh niên yêu nước đang sục sôi nhiệt huyết. Từ chính những cảm xúc đó càng thôi thúc tác giả quyết tâm nung nấu ý chí để vượt lên khó khăn thách thức

KB2

Những vần thơ như vậy trong Nhớ đồng nói riêng và tập thơ Từ ấy nói chung giúp ta thêm hiểu và trân trọng thế hệ cha anh, sẽ mãi còn vang ngân trong lòng các thế hệ tương lai.

KB3

Bài thơ Nhớ đồng đã biểu hiện một cách chân thành và sinh động tâm tư của một nhà cách mạng trẻ tuổi bị lâm vào cảnh tù ngục. Nỗi khao khát cuộc sống tự do, tình cảm thương nhớ đồng quê, thương nhớ những người thân yêu… được biểu hiện bằng những hình ảnh, âm thanh sống động, trong trẻo.

KB4

Bài thơ “Nhớ đồng” thì Tố Hữu đã diễn tả thành công tâm trạng của người tù cộng sản. Những nỗi nhớ thương da diết đến cháy bỏng cứ thế, cứ lặp đi lặp lại thể hiện khao khát tự do cháy bỏng và tình yêu quê hương sâu sắc của người thanh niên yêu nước đang sục sôi nhiệt huyết. Đó cũng chính là nguồn động lực thúc đẩy người chiến sĩ – thi sĩ dấn thân vì sự nghiệp cách mạng giải phóng quê hương đất nước này.

KB5

Nhớ đồng – cái tên bài thơ đã mở ra đầy nhớ thương. Nhưng bài thơ không chỉ có tâm trạng nhớ què, nhớ những con người say mê lý tưởng, khát khao tự do. Đấy cũng là nét đẹp trong phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng trong thơ Tố Hữu nói riêng và những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam nói chung.


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bạn đến chơi nhà
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bố của Xi - Mông
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Chạy giặc
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Khoe của
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Nhớ đồng
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài tác phẩm Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam)
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài tác phẩm Qua Đèo Ngang
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta
Trong bài: “Lòng yêu nước của nhân dân ta ” Hồ Chủ tịch có viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. ” Dựa vào văn thơ đã học và thực tế lịch sử của dân tộc, em chứng minh nhận định trên