Trả lời câu hỏi mục 2 trang 128 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo, giải bài tập SGK Lịch sử và Địa lí lớp 6


Trả lời câu hỏi mục 2 trang 128 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

1. Dựa vào hình 6.2, hình 6.3 và thông tin trong bài, em hãy: 2. Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 6.4, em hãy cho biết: 3. Quan sát hình 6.5 và thông tin trong bài, em hãy:

Đề bài

1. Dựa vào hình 6.2, hình 6.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết vị trí điểm A có phải luôn là ban ngày, vị trí điểm B có phải luôn là ban đêm không? Tại sao?

- Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất.

2. Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 6.4, em hãy cho biết:

- Bề mặt Trái Đất được chia làm bao nhiêu múi giờ?

- Việt Nam thuộc múi giờ thứ mấy?

- Múi giờ nước ta muộn hơn hay chậm hơn so với giờ GMT?

- Múi giờ của các thành phố: Hà Nội, Oa-sinh-tơn (Washington), Mát-xcơ-va (Moscow) và Tô-ky-ô (Tokyo).

Hình 6.4. Các khu vực giờ trên Trái Đất

3. Quan sát hình 6.5 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết:

+ Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động theo hướng từ A đến B và từ C đến D bị lệch về phía bên trái hay bên phải so với hướng ban đầu?

+ Ở bán cầu Nam, vật chuyển động theo hướng từ E đến F và từ O đến P bị lệch về phía bên trái hay bên phải so với hướng ban đầu?

+ Rút ra kết luận về hướng lệch của các vật thể chuyển động ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam theo chiều kinh tuyến.

Hình 6.5. Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất

Phương pháp giải - Xem chi tiết

1. Dựa vào hình 6.2, 6.3 và đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

2. Quan sát hình 6.4 và đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

3. Quan sát hình 6.5 và đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết

1. Sự luân phiên ngày đêm

- Điểm A không phải luôn là ban ngày và điểm B không phải luôn là ban đêm. Vì: Trái đất hình cầu và tự quay quanh trục nên mọi nơi trên Trái Đất đều đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.

- Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất:

+ Do Trái Đất hình cầu nên chỉ có 1 nửa được Mặt Trời chiếu sáng. Nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa không được chiếu sáng là ban đêm.

+ Do Trái Đất luôn vận động tự quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối => Sự luân phiên ngày đêm.

2. Giờ trên Trái Đất

- Bề mặt Trái Đất được chia làm 24 múi giờ.

- Việt Nam thuộc múi giờ thứ 7.

- Múi giờ nước ta sớm hơn so với giờ GMT.

- Múi giờ của thành phố:

+ Hà Nội: 7.

+ Oa-sinh-tơn (Washington): -5.

+ Mát-xcơ-va (Moscow): 3.

+ Tô-ky-ô (Tokyo): 9.

3. Sự lệch hướng chuyển động

- Ở bán cầu Bắc, vật chuyển đổng theo hướng từ A đến B và từ C đến D bị lệch về phía bên phải so với hướng ban đầu.

- Ở bán cầu Nam, vật chuyển động theo hướng từ E đến F và từ O đến P bị lệch về phía bên trái so với hướng ban đầu.

- Theo chiều kinh tuyến, vật thể chuyển động sẽ bị lệch về bên phải ở bán cấu Bắc và lệch về bên trái ở bán cầu Nam so với hướng chuyển động ban đầu.


Cùng chủ đề:

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 101 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 105 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 112 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 115 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 127 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 128 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 133 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 136 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 140 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 145 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 149 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo