Nhiệm vụ 2 trang 47 SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Quan sát các tranh sau đây rồi gọi tên và mô tả những hoạt động đặc trưng của từng nghề. Nêu quy trình tạo sản phẩm của một nghề truyền thống. Kể tên dụng cụ lao động và nêu cách sử dụng dụng cụ an toàn khi tham gia nghề truyền thống.
Câu 1
Quan sát các tranh sau đây rồi gọi tên và mô tả những hoạt động đặc trưng của từng nghề.
- Tên nghề truyền thống:
- Quy trình tạo sản phẩm bao gồm các hoạt động đặc trưng:
Phương pháp giải:
Em dựa vào những hiểu biết của em về nghề truyền thống để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
- Tên nghề truyền thống: Làm gốm.
- Quy trình tạo sản phẩm bao gồm các hoạt động đặc trưng: Làm đất, tạo hình sản phẩm, trang trí hoa văn, tráng men và nung đốt sản phẩm.
Hình 2:
- Tên nghề truyền thống: Dệt vải.
- Quy trình tạo sản phẩm bao gồm các hoạt động đặc trưng: Bật bông tơi, kéo thành sợi dài, xe bông thành chỉ, ngâm màu, phơi khô và dệt thành vải.
Câu 2
Nêu quy trình tạo sản phẩm của một nghề truyền thống (ở nhiệm vụ 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 trang 58, 59).
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Quy trình tạo nên tò he bao gồm các hoạt động đặc trưng:
- Bước 1: Trộn và nhào bột
Cho từ từ từng chút nước vào hỗn hợp bột gạo nếp, muối, bột nở và nhào thật kĩ.
- Bước 2: Hấp bột
Cho hỗn hợp bột gạo vào nồi hấp khoảng 20 phút.
- Bước 3: Nhào bột
Lấy bột ra và cho thêm một chút dầu ăn vào, nhào cho thật nhuyễn đến khi bột đã mịn đều.
- Bước 4: Nhuộm bột
Chia bột làm 3 phần: 1 phần để pha màu trang trí, 2 phần kia giữ nguyên màu trắng. Chia phần bột dùng để trang trí ra nhiều miếng nhỏ và pha màu tùy thích (dùng bột trà xanh, bột cam, bột cà phê,... để tạo màu).
- Bước 5: Nặn tò he
Lấy phần bột trắng nặn thành hình mình thích rồi cắm vào các que tre. Cán mỏng phần bột pha màu, dùng sự khéo léo của đôi tay (hay khuôn cắt dập hình) để nặn hình trang trí... và dán lên phần bột trắng.
Câu 3
Kể tên dụng cụ lao động và nêu cách sử dụng dụng cụ an toàn khi tham gia nghề truyền thống.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Nghề |
Dụng cụ |
Cách sử dụng an toàn |
May nón |
Kim, cước, kéo, dao,... |
Cần có đồ bảo hộ khi sử dụng, không hướng đầu sắc nhọn về mình, cẩn thận, tập trung khi dùng. |
Làm gốm |
Dụng cụ điêu khắc gốm, bàn xoay, lò nung... |
Khi dùng phải cẩn thận, tỉ mỉ, tập trung để tránh bị thương. Sử dụng đồ phù hợp với từng công đoạn. |