Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 34 cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 7. Sinh học cơ thể người


Trắc nghiệm Bài 34: Hệ thần kinh và giác quan ở người Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian ?

  • A.
    Ốc tai và ống bán khuyên
  • B.
    Bộ phận tiền đình và ốc tai
  • C.
    Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên
  • D.
    Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên
Câu 2 :

Trong các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có thời gian ngủ mỗi ngày nhiều nhất ?

  • A.
    Người cao tuổi
  • B.
    Thanh niên
  • C.
    Trẻ sơ sinh
  • D.
    Trẻ vị thành niên
Câu 3 :

Ở mắt người, điểm mù là nơi

  • A.
    đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.
  • B.
    nơi tập trung tế bào nón.
  • C.
    nơi tập trung tế bào que.
  • D.
    nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.
Câu 4 :

Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở

  • A.
    màng bên.
  • B.
    màng cơ sở.
  • C.
    màng tiền đình.
  • D.
    màng cửa bầu dục.
Câu 5 :

Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Ở người, nhân xám của … là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát của các dây thần kinh não.

  • A.
    tiểu não
  • B.
    não trung gian
  • C.
    trụ não
  • D.
    tiểu não
Câu 6 :

Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?

  • A.
    Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
  • B.
    Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
  • C.
    Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
  • D.
    Tất cả các phương án còn lại.
Câu 7 :

Cận thị là

  • A.
    tật mà hai mắt nằm quá gần nhau.
  • B.
    tật mà mắt không có khả năng nhìn gần.
  • C.
    tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
  • D.
    tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Câu 8 :

Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ?

1. Do cầu mắt quá dài

2. Do cầu mắt ngắn

3. Do thể thủy tinh bị lão hóa

4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần

  • A.
    1, 2, 3 4
  • B.
    2, 4
  • C.
    1, 3
  • D.
    2, 3
Câu 9 :

Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

  • A.
    Tiểu não
  • B.
    Trụ não
  • C.
    Tủy sống
  • D.
    Hạch thần kinh
Câu 10 :

Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là

  • A.
    các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.
  • B.
    các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.
  • C.
    các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.
  • D.
    các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.
Câu 11 :

Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là

  • A.
    màng cơ sở.
  • B.
    màng tiền đình.
  • C.
    màng nhĩ.
  • D.
    màng cửa bầu dục.
Câu 12 :

Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?

  • A.
    Cấu tạo
  • B.
    Chức năng
  • C.
    Tần suất hoạt động
  • D.
    Thời gian hoạt động
Câu 13 :

Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ ?

  • A.
    Xương bàn đạp
  • B.
    Xương đe
  • C.
    Xương búa
  • D.
    Xương đòn
Câu 14 :

Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là

  • A.
    hạch thần kinh.
  • B.
    dây thần kinh.
  • C.
    cúc xinap.
  • D.
    nơron.
Câu 15 :

Tế bào nón tiếp nhận dạng kích thích nào dưới đây ?

  • A.
    Ánh sáng yếu và ánh sáng mạnh
  • B.
    Ánh sáng mạnh và màu sắc
  • C.
    Ánh sáng yếu và màu sắc
  • D.
    Cả ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu và màu sắc
Câu 16 :

Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?

  • A.
    Tất cả các phương án còn lại
  • B.
    Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu
  • C.
    Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
  • D.
    Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng
Câu 17 :

Ở người, bộ phận nào nằm giữa trụ não và đại não?

  • A.
    Tủy sống
  • B.
    Hạch thần kinh
  • C.
    Não trung gian
  • D.
    Tiểu não

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian ?

  • A.
    Ốc tai và ống bán khuyên
  • B.
    Bộ phận tiền đình và ốc tai
  • C.
    Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên
  • D.
    Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

Lời giải chi tiết :

Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên

Câu 2 :

Trong các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có thời gian ngủ mỗi ngày nhiều nhất ?

  • A.
    Người cao tuổi
  • B.
    Thanh niên
  • C.
    Trẻ sơ sinh
  • D.
    Trẻ vị thành niên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ mỗi ngày nhiều nhất.

Lời giải chi tiết :

Trẻ sơ sinh

Câu 3 :

Ở mắt người, điểm mù là nơi

  • A.
    đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.
  • B.
    nơi tập trung tế bào nón.
  • C.
    nơi tập trung tế bào que.
  • D.
    nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Điểm mù: nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác.

Lời giải chi tiết :

Đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.

Câu 4 :

Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở

  • A.
    màng bên.
  • B.
    màng cơ sở.
  • C.
    màng tiền đình.
  • D.
    màng cửa bầu dục.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trên màng cơ sở có cơ quan coocti: chứa tế bào thụ cảm thính giác.

Lời giải chi tiết :

Màng cơ sở.

Câu 5 :

Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Ở người, nhân xám của … là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát của các dây thần kinh não.

  • A.
    tiểu não
  • B.
    não trung gian
  • C.
    trụ não
  • D.
    tiểu não

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ở trụ não, chất xám tập trung thành nhân xám là trung khu thần kinh nơi xuất phát các dây thần kinh não.

Lời giải chi tiết :

Trụ não

Câu 6 :

Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?

  • A.
    Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
  • B.
    Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
  • C.
    Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
  • D.
    Tất cả các phương án còn lại.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa vì khi bị viêm họng, vi khuẩn có thể qua vòi nhĩ lên tai giữa dẫn tới viêm tai.

Vòi nhĩ ở trẻ em có dạng thẳng, ngắn, nằm ngang và hơi mở so với người trưởng thành. Do đó vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập từ mũi hầu vào tai giữa gây viêm nhiễm.

Lời giải chi tiết :

Tất cả các phương án còn lại.

Câu 7 :

Cận thị là

  • A.
    tật mà hai mắt nằm quá gần nhau.
  • B.
    tật mà mắt không có khả năng nhìn gần.
  • C.
    tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
  • D.
    tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cận thị là một trong các tật khúc xạ phổ biến nhất, người bị cận thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa

Lời giải chi tiết :

Tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.

Câu 8 :

Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ?

1. Do cầu mắt quá dài

2. Do cầu mắt ngắn

3. Do thể thủy tinh bị lão hóa

4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần

  • A.
    1, 2, 3 4
  • B.
    2, 4
  • C.
    1, 3
  • D.
    2, 3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nguyên nhân gây ra tật viễn thị:

+ Bẩm sinh cầu mắt ngắn

+ Người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng lên được.

Lời giải chi tiết :

2, 3

Câu 9 :

Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

  • A.
    Tiểu não
  • B.
    Trụ não
  • C.
    Tủy sống
  • D.
    Hạch thần kinh

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Ở hệ thần kinh người, bộ phận trung ương không bao gồm hạch thần kinh.

Câu 10 :

Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là

  • A.
    các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.
  • B.
    các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.
  • C.
    các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.
  • D.
    các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.

Câu 11 :

Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là

  • A.
    màng cơ sở.
  • B.
    màng tiền đình.
  • C.
    màng nhĩ.
  • D.
    màng cửa bầu dục.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ.

Câu 12 :

Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?

  • A.
    Cấu tạo
  • B.
    Chức năng
  • C.
    Tần suất hoạt động
  • D.
    Thời gian hoạt động

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào chức năng hệ thần kinh được phân biệt thành:

- Hệ thần kinh cơ xương (vận động)

- Hệ thần kinh sinh dưỡng

Lời giải chi tiết :

Chức năng

Câu 13 :

Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ ?

  • A.
    Xương bàn đạp
  • B.
    Xương đe
  • C.
    Xương búa
  • D.
    Xương đòn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Xương búa được gắn vào màng nhĩ.

Câu 14 :

Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là

  • A.
    hạch thần kinh.
  • B.
    dây thần kinh.
  • C.
    cúc xinap.
  • D.
    nơron.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nơron, đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.

Lời giải chi tiết :

Nơron

Câu 15 :

Tế bào nón tiếp nhận dạng kích thích nào dưới đây ?

  • A.
    Ánh sáng yếu và ánh sáng mạnh
  • B.
    Ánh sáng mạnh và màu sắc
  • C.
    Ánh sáng yếu và màu sắc
  • D.
    Cả ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu và màu sắc

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Lời giải chi tiết :

Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

Câu 16 :

Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?

  • A.
    Tất cả các phương án còn lại
  • B.
    Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu
  • C.
    Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
  • D.
    Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Lời giải chi tiết :

Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý:

+ Đảm bảo giấc ngủ hàng ngảy để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng

+ Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu

+ Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

Câu 17 :

Ở người, bộ phận nào nằm giữa trụ não và đại não?

  • A.
    Tủy sống
  • B.
    Hạch thần kinh
  • C.
    Não trung gian
  • D.
    Tiểu não

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian.

Lời giải chi tiết :

Não trung gian


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 28 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 29 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 30 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 32 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 33 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 34 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 35 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 36 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 37 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 38 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 39 cánh diều có đáp án