Trắc nghiệm Bài 48. Sự chuyển hóa năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức
Đề bài
Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành:
-
A.
nhiệt năng
-
B.
quang năng
-
C.
điện năng
-
D.
nhiệt năng và quang năng
Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là:
-
A.
thế năng
-
B.
nhiệt năng
-
C.
điện năng
-
D.
động năng và thế năng
Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB (hình vẽ). Chọn phát biểu đúng.
-
A.
Động năng của vật tại A là lớn nhất
-
B.
Thế năng của vật tại B là lớn nhất
-
C.
Động năng của vật tại D là lớn nhất
-
D.
Thế năng của vật tại C là lớn nhất
Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên. Tại sao?
-
A.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.
-
B.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, động năng làm tay ta nóng lên.
-
C.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.
-
D.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.
-
A.
Điện năng và quang năng
-
B.
Nhiệt năng và quang năng
-
C.
Hóa năng và nhiệt năng
-
D.
Hóa năng và quang năng
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Hình vẽ trên mô tả một máy sấy tóc đang hoạt động. Mũi tên trên sơ đồ dòng năng lượng cho thấy sự chuyển hóa điện năng thành ba dạng năng lượng khác. Tên ba dạng năng lượng đó là:
-
A.
Thế năng, động năng, năng lượng âm
-
B.
Nhiệt năng, động năng, năng lượng âm
-
C.
Nhiệt năng, động năng, thế năng
-
D.
Hóa năng, nhiệt năng, năng lượng âm
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn, được chuyển hóa thành ______ giúp ta đạp xe.
-
A.
Nhiệt năng
-
B.
Quang năng
-
C.
Động năng
-
D.
Năng lượng âm
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có ______
Khi quả bóng được thả rơi, ______ của nó được chuyển hóa thành ______.
-
A.
thế năng, động năng, thế năng
-
B.
thế năng, thế năng, động năng
-
C.
động năng, thế năng, nhiệt năng
-
D.
động năng, động năng, thế năng
Hãy chỉ ra sự biến đổi năng lượng khi nước đổ từ thác xuống.
-
A.
Động năng biến đổi thành nhiệt năng
-
B.
Thế năng biến đổi thành động năng
-
C.
Nhiệt năng biến đổi thành năng lượng âm
-
D.
Cả ba đáp án trên đều đúng
Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?
-
A.
Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.
-
B.
Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt.
-
C.
Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành và năng lượng âm.
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều sai
Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?
-
A.
Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi
-
B.
Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
-
C.
Không đúng, vì động năng của xe giảm dần
-
D.
Không đúng vì khi tắt máy động năng của xe đã dần chuyển hóa thành thế năng
Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi của năng lương từ dạng nào sang dạng nào?
-
A.
Quang năng → Nhiệt năng → Thế năng → Động năng
-
B.
Quang năng → Hoá năng → Thế năng → Động năng
-
C.
Thế năng → Nhiệt năng → Thế năng → Động năng
-
D.
Thế năng → Điện năng → Thế năng → Động năng
Thiết bị nào biến đổi điện năng thành nhiệt năng
-
A.
Hình A
-
B.
Hình B
-
C.
Hình C
-
D.
Hình D
Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa
-
A.
Quang năng thành điện năng
-
B.
Nhiệt năng thành điện năng
-
C.
Quang năng thành nhiệt năng
-
D.
Nhiệt năng thành cơ năng
Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng?
-
A.
Cơ năng
-
B.
Nhiệt năng
-
C.
Hóa năng
-
D.
Quang năng
Lời giải và đáp án
Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành:
-
A.
nhiệt năng
-
B.
quang năng
-
C.
điện năng
-
D.
nhiệt năng và quang năng
Đáp án : D
Sử dụng lý thuyết chuyển hóa năng lượng.
Khi cọ sát que diêm với vỏ bao diêm tạo ra ngọn lửa => hóa năng lưu trữ trong que diêm được chuyển hóa thành nhiệt năng và ánh sáng (quang năng).
Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là:
-
A.
thế năng
-
B.
nhiệt năng
-
C.
điện năng
-
D.
động năng và thế năng
Đáp án : A
Sử dụng lý thuyết chuyển hóa năng lượng.
Mô hình của thủy điện tích năng là 2 hồ chứa nước ở hai cao độ khác nhau => năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là thế năng.
Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB (hình vẽ). Chọn phát biểu đúng.
-
A.
Động năng của vật tại A là lớn nhất
-
B.
Thế năng của vật tại B là lớn nhất
-
C.
Động năng của vật tại D là lớn nhất
-
D.
Thế năng của vật tại C là lớn nhất
Đáp án : B
Sử dụng lý thuyết chuyển hóa năng lượng.
Từ hình vẽ ta thấy: điểm B có độ cao lớn nhất => tại B thế năng của vật là lớn nhất.
Tại C thế năng nhỏ nhất, động năng lớn nhất.
Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên. Tại sao?
-
A.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.
-
B.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, động năng làm tay ta nóng lên.
-
C.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.
-
D.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.
Đáp án : A
Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng này làm tay ta ấm lên.
-
A.
Điện năng và quang năng
-
B.
Nhiệt năng và quang năng
-
C.
Hóa năng và nhiệt năng
-
D.
Hóa năng và quang năng
Đáp án : B
Sử dụng lý thuyết chuyển hóa năng lượng.
Khi đèn pin được bất sáng ta thấy đèn pin nóng lên, phát ra ánh sáng.
Vậy các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng là nhiệt năng và quang năng.
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : A
Sơ đồ chuyển hóa năng lượng:
Hình vẽ trên mô tả một máy sấy tóc đang hoạt động. Mũi tên trên sơ đồ dòng năng lượng cho thấy sự chuyển hóa điện năng thành ba dạng năng lượng khác. Tên ba dạng năng lượng đó là:
-
A.
Thế năng, động năng, năng lượng âm
-
B.
Nhiệt năng, động năng, năng lượng âm
-
C.
Nhiệt năng, động năng, thế năng
-
D.
Hóa năng, nhiệt năng, năng lượng âm
Đáp án : B
Điện năng chuyển hóa thành:
+ Nhiệt năng: hơi nóng của máy sấy
+ Động năng: làm quạt quay
+ Năng lượng âm: âm thanh của máy sấy
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn, được chuyển hóa thành ______ giúp ta đạp xe.
-
A.
Nhiệt năng
-
B.
Quang năng
-
C.
Động năng
-
D.
Năng lượng âm
Đáp án : C
Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn, được chuyển hóa thành động năng giúp ta đạp xe.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có ______
Khi quả bóng được thả rơi, ______ của nó được chuyển hóa thành ______.
-
A.
thế năng, động năng, thế năng
-
B.
thế năng, thế năng, động năng
-
C.
động năng, thế năng, nhiệt năng
-
D.
động năng, động năng, thế năng
Đáp án : B
Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có thế năng.
Khi quả bóng được thả rơi, thế năng của nó được chuyển hóa thành động năng.
Hãy chỉ ra sự biến đổi năng lượng khi nước đổ từ thác xuống.
-
A.
Động năng biến đổi thành nhiệt năng
-
B.
Thế năng biến đổi thành động năng
-
C.
Nhiệt năng biến đổi thành năng lượng âm
-
D.
Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án : B
Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng.
Nước từ trên thác đổ xuống => Năng lượng tồn tại dưới dạng thế năng.
Khi nước đổ xuống => nước chuyển động => Năng lượng tồn tại dưới dạng động năng.
Suy ra: thế năng biến đổi thành động năng.
Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?
-
A.
Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.
-
B.
Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt.
-
C.
Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành và năng lượng âm.
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều sai
Đáp án : A
Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng.
Theo định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng đã chuyểnhóa từ dạng này sang dạng khác. Ở trường hợp này thì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm. Vì vậy mà quả bóng không lên được điểm A ban đầu.
Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?
-
A.
Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi
-
B.
Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
-
C.
Không đúng, vì động năng của xe giảm dần
-
D.
Không đúng vì khi tắt máy động năng của xe đã dần chuyển hóa thành thế năng
Đáp án : B
Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác
Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn trong trường hợp này đúng , vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi của năng lương từ dạng nào sang dạng nào?
-
A.
Quang năng → Nhiệt năng → Thế năng → Động năng
-
B.
Quang năng → Hoá năng → Thế năng → Động năng
-
C.
Thế năng → Nhiệt năng → Thế năng → Động năng
-
D.
Thế năng → Điện năng → Thế năng → Động năng
Đáp án : A
- Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng).
- Ta nhận biết được hoá năng, điện năng, quang năng khi chúng chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng.
- Nói chung, mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Quang năng của ánh sáng Mặt Trời biến đổi thành nhiệt năng làm nước nóng bốc hơi thành mây bay lên cao có thế năng; giọt mưa từ đám mây rơi xuống thì thế năng chuyển thành động năng; nước từ trên núi cao chảy xuống suối, sông ra biển thì thế năng của nước biển chuyển thành động năng.
→ Quang năng → Nhiệt năng → Thế năng → Động năng
Thiết bị nào biến đổi điện năng thành nhiệt năng
-
A.
Hình A
-
B.
Hình B
-
C.
Hình C
-
D.
Hình D
Đáp án : A
Bếp từ là thiết bị biến đổi điện năng thành nhiệt năng
Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa
-
A.
Quang năng thành điện năng
-
B.
Nhiệt năng thành điện năng
-
C.
Quang năng thành nhiệt năng
-
D.
Nhiệt năng thành cơ năng
Đáp án : A
Pin mặt trời: biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng .
Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng?
-
A.
Cơ năng
-
B.
Nhiệt năng
-
C.
Hóa năng
-
D.
Quang năng
Đáp án : A
Trong máy phát điện gió, năng lượng của sức gió (cơ năng) đã biến đổi thành điện năng
Động năng gió \( \to \) Động năng roto \( \to \) Năng lượng điện trong máy phát điện