Trắc nghiệm KHTN 7 bài 6 kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương II. Phân tử. Liên kết hóa học


Trắc nghiệm Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do

  • A.

    hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.

  • B.

    mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron.

  • C.

    mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.

  • D.

    Na – e → Na + ; Cl   + e → Cl - ; Na + + Cl - → NaCl.

Câu 2 :

Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?

  • A.

    Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp

  • B.

    Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao

  • C.

    Hợp chất ion dễ hóa lỏng

  • D.

    Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định

Câu 3 :

Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?

  • A.

    cation và anion

  • B.

    các anion

  • C.

    cation và electron tự do

  • D.

    electron và hạt nhân nguyên tử

Câu 4 :

Liên kết cộng hóa trị là liên kết

  • A.

    giữa các phi kim với nhau.

  • B.

    trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

  • C.

    được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

  • D.

    được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Câu 5 :

Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử K thường

  • A.

    nhường 1e.

  • B.

    nhận 1e.

  • C.

    nhường 7e.

  • D.

    nhận 7e.

Câu 6 :

Nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns 1 . Nguyên tố Y có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns 2 np 5 . Liên kết hoá học trong phân tử giữa X và Y là

  • A.

    liên kết ion

  • B.

    liên kết cộng hoá trị có cực.

  • C.

    liên kết cộng hoá trị không cực.

  • D.

    liên kết kim loại.

Câu 7 :

Chọn nhận định chưa chính xác về tinh thể ion

  • A.

    Phân tử NaCl có kiểu mạng tinh thể ion.

  • B.

    Phân tử H2O đá có kiểu mạng tinh thể ion.

  • C.

    Tinh thể ion thường bền, có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

  • D.

    Liên kết trong mạng tinh thể ion là lực hút tĩnh điện giữa các điện tích trái dấu.

Câu 8 :

Tính chất không chính xác về hợp chất cộng hoá trị là:

  • A.

    Hợp chất cộng hoá trị có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí.

  • B.

    Hợp chất cộng hoá trị có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy kém hơn hợp chất ion.

  • C.

    Hợp chất cộng hoá trị có có phân cực thường tan được trong nước.

  • D.

    Hợp chất cộng hoá trị không phân cực dẫn điện ở mọi trạng thái.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do

  • A.

    hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.

  • B.

    mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron.

  • C.

    mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.

  • D.

    Na – e → Na + ; Cl   + e → Cl - ; Na + + Cl - → NaCl.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết ion, do vậy sự hình thành NaCl phải là sự cho nhận e của cation (Na+) và anion (Cl-)

Câu 2 :

Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?

  • A.

    Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp

  • B.

    Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao

  • C.

    Hợp chất ion dễ hóa lỏng

  • D.

    Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là chất rắn, khó nóng chảy

Câu 3 :

Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?

  • A.

    cation và anion

  • B.

    các anion

  • C.

    cation và electron tự do

  • D.

    electron và hạt nhân nguyên tử

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu trong phân tử tạo ra liên kết

=> Lực hút tĩnh điện giữa cation và anion

Câu 4 :

Liên kết cộng hóa trị là liên kết

  • A.

    giữa các phi kim với nhau.

  • B.

    trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

  • C.

    được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

  • D.

    được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron dùng chung

Câu 5 :

Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử K thường

  • A.

    nhường 1e.

  • B.

    nhận 1e.

  • C.

    nhường 7e.

  • D.

    nhận 7e.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

K là kim loại có 1 electron ở lớp ngoài cùng

=> Nhường 1 electron khi tham gia liên kết

Câu 6 :

Nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns 1 . Nguyên tố Y có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns 2 np 5 . Liên kết hoá học trong phân tử giữa X và Y là

  • A.

    liên kết ion

  • B.

    liên kết cộng hoá trị có cực.

  • C.

    liên kết cộng hoá trị không cực.

  • D.

    liên kết kim loại.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố X sẽ nhường 1 electron cho nguyên tố Y

=> Tạo thành ion X + và Y -

=> Liên kết ion

Câu 7 :

Chọn nhận định chưa chính xác về tinh thể ion

  • A.

    Phân tử NaCl có kiểu mạng tinh thể ion.

  • B.

    Phân tử H2O đá có kiểu mạng tinh thể ion.

  • C.

    Tinh thể ion thường bền, có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

  • D.

    Liên kết trong mạng tinh thể ion là lực hút tĩnh điện giữa các điện tích trái dấu.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

B sai vì H2O đá có mạng tinh thể phân tử

Câu 8 :

Tính chất không chính xác về hợp chất cộng hoá trị là:

  • A.

    Hợp chất cộng hoá trị có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí.

  • B.

    Hợp chất cộng hoá trị có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy kém hơn hợp chất ion.

  • C.

    Hợp chất cộng hoá trị có có phân cực thường tan được trong nước.

  • D.

    Hợp chất cộng hoá trị không phân cực dẫn điện ở mọi trạng thái.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 7 bài 2 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 7 bài 3 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 7 bài 4 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 7 bài 5 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 7 bài 6 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 7 bài 7 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 7 bài 8 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 7 bài 9 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 7 bài 10 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 7 bài 11 kết nối tri thức có đáp án