Trắc nghiệm Sinh 11 bài 4 cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1. Trao đổi chất và chuyển h


Trắc nghiệm Bài 4. Quang hợp ở thực vật - Sinh 11 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:

  • A.

    Lúa, khoai, sắn, bông

  • B.

    Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu

  • C.

    Dứa, xương rồng, thuốc bỏng

  • D.

    Lúa, khoai, sắn, đậu

Câu 2 :

Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp:

  • A.

    Tích lũy năng lượng

  • B.

    Tạo chất hữu cơ

  • C.

    Cân bằng nhiệt độ của môi trường

  • D.

    Điều hòa không khí

Câu 3 :

Giả sử nhiệt độ cao làm cho khí khổng đóng thì cây nào dưới đây không có hô hấp sáng

  • A.

    Dứa

  • B.

    Rau muống

  • C.

    Lúa nước

  • D.

    Lúa mì

Câu 4 :

Cấu tạo nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

  • A.

    Có cuống lá

  • B.

    Có diện tích bề mặt lớn

  • C.

    Phiến lá mỏng

  • D.

    Các khí khổng tập trung ở mặt dưới

Câu 5 :

Ở thực vật có 4 miền ánh sáng sau đây, cường độ quang hợp yếu nhất là ở miền sáng nào?

  • A.

    Đỏ

  • B.

    Da cam

  • C.

    Lục

  • D.

    Xanh tím

Câu 6 :

Cường độ ánh sáng tăng thì:

  • A.

    Ngừng quang hợp:

  • B.

    Quang hợp giảm

  • C.

    Quang hợp tăng

  • D.

    Quang hợp đạt mức cực đại

Câu 7 :

Sản phẩm đầu tiên của chu trình C4 là:

  • A.

    Hợp chất hữu cơ có 4C trong phân tử

  • B.

    APG

  • C.

    AlPG

  • D.

    RiDP

Câu 8 :

Chu trình Krebs diễn ra trong:

  • A.

    Chất nền của ti thể

  • B.

    Tế bào chất

  • C.

    Lục lạp

  • D.

    Nhân

Câu 9 :

Sản phẩm của phân giải kị khí là:

  • A.

    Rượu etylic + CO2 + năng lượng

  • B.

    Axit lactic + CO2 + năng lượng

  • C.

    Rượu etylic + năng lượng

  • D.

    Rượu etylic + CO2

Câu 10 :

Chuỗi truyền electron tạo ra:

  • A.

    32 ATP

  • B.

    34 ATP

  • C.

    36 ATP

  • D.

    38 ATP

Câu 11 :

Hô hấp là quá trình

  • A.

    oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • B.

    oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • C.

    oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích lỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • D.

    khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể

Câu 12 :

Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?

(1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp

(4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi.

Phương án trả lời đúng là:

  • A.

    (3), (4) và (5).

  • B.

    (1), (4) và (5).

  • C.

    (2), (3) và (6).

  • D.

    (1),(4) và (6).

Câu 13 :

Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa:

  • A.

    Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển

  • B.

    Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật

  • C.

    Làm sạch môi trường

  • D.

    Chuyển hóa gluxit thành CO2 và H2O

Câu 14 :

Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

  • A.

    Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.

  • B.

    Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.

  • C.

    Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.

  • D.

    Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.

Câu 15 :

Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra

  • A.

    chỉ rượu etylic.

  • B.

    rượu etylic hoặc axit lactic.

  • C.

    chỉ axit lactic.

  • D.

    đồng thời rượu etylic và axit lactic.

Câu 16 :

Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là:

  • A.

    Không bào

  • B.

    Ti thể

  • C.

    Trung thể

  • D.

    Lạp thể

Câu 17 :

Chu trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là:

  • A.

    chuối truyền electron.

  • B.

    chương trình Crep.

  • C.

    đường phân.

  • D.

    tổng hợp Axetyl - CoA.

Câu 18 :

Trong các nhận định sau :

1. Cần ít photon ánh sáng để cố định 1 phân tử gam CO2. 2. Xảy ra ở nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3. 3. Sử dụng nước một cách tinh tế hơn thực vật C3. 4. Đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với thực vật C3. 5. Sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3.

Có bao nhiêu nhận định đúng về lợi thế của thực vật C4?

  • A.
    2.
  • B.
    3.
  • C.
    1.
  • D.
    4.
Câu 19 :

Pha sáng của quang hợp là:

  • A.
    Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
  • B.
    Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong NADPH
  • C.
    Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được carotene hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
  • D.
    Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP
Câu 20 :

Trong quang hợp, NADPH có vai trò nào sau đây?

  • A.
    Phối hợp với các clorophyl để hấp thụ ánh sáng
  • B.
    Là chất nhận e đầu tiên của pha sáng
  • C.
    Là thành viên của chuỗi truyền e để hình thành ATP
  • D.
    Mang e đến chu trình canvin
Câu 21 :

Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp

  • A.
    lớn hơn cường độ hô hấp.
  • B.
    cân bằng với cường độ hô hấp.
  • C.
    nhỏ hơn cường độ hô hấp.
  • D.
    lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
Câu 22 :

Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp là:

  • A.
    màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
  • B.
    xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
  • C.
    chất nền stroma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
  • D.
    cả ba phương án trên
Câu 23 :

Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

  • A.
    kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • B.
    bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • C.
    lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • D.
    nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
Câu 24 :

Điểm bão hòa ánh sáng là:

  • A.
    cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại
  • B.
    cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
  • C.
    cường độ tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp
  • D.
    cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp
Câu 25 :

Lá cây có màu xanh lục vì

  • A.
    diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • B.
    diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • C.
    nhóm sắc tố phụ (carotenoit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • D.
    các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.
Câu 26 :

Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?

  • A.
    quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
  • B.
    quá trình khử CO2
  • C.
    quá trình quang phân li nước.
  • D.
    sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước)
Câu 27 :

Nước ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?

  • A.
    Là nguyên liệu quang hợp
  • B.
    Điều tiết không khí
  • C.
    Ảnh hưởng đến quang phổ
  • D.
    Cả A và B
Câu 28 :

Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:

  • A.
    khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
  • B.
    cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.
  • C.
    khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.
  • D.
    cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.
Câu 29 :

Nhóm sắc tố nào sau đây tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng?

  • A.
    Diệp lục a và diệp lục b
  • B.
    Diệp lục b và caroten
  • C.
    Xanthophyl và diệp lục a
  • D.
    Diệp lục b và carotenoit
Câu 30 :

Bơm proton là quá trình nào sau đây?

  • A.
    Phân giải năng lượng nhiệt động học
  • B.

    Sử dụng năng lượng mặt trời để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton

  • C.
    Hoạt động thẩm thấu
  • D.
    Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:

  • A.

    Lúa, khoai, sắn, bông

  • B.

    Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu

  • C.

    Dứa, xương rồng, thuốc bỏng

  • D.

    Lúa, khoai, sắn, đậu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thực vật CAM gồm những loài mọng nước, sống ở vùng hoang mạc khô hạn (xương rồng) và các loài cây trồng như dứa, thanh long

Lời giải chi tiết :

Dứa, xương rồng, thuốc bỏng là thực vật C3

Câu 2 :

Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp:

  • A.

    Tích lũy năng lượng

  • B.

    Tạo chất hữu cơ

  • C.

    Cân bằng nhiệt độ của môi trường

  • D.

    Điều hòa không khí

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lí thuyết vai trò của quang hợp

Lời giải chi tiết :

Vai trò không phải của quang hợp là: cân bằng nhiệt độ môi trường

Câu 3 :

Giả sử nhiệt độ cao làm cho khí khổng đóng thì cây nào dưới đây không có hô hấp sáng

  • A.

    Dứa

  • B.

    Rau muống

  • C.

    Lúa nước

  • D.

    Lúa mì

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3

Lời giải chi tiết :

Dứa không có hô hấp sáng nếu nhiệt độ cao làm khí khổng đóng lại.

Câu 4 :

Cấu tạo nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

  • A.

    Có cuống lá

  • B.

    Có diện tích bề mặt lớn

  • C.

    Phiến lá mỏng

  • D.

    Các khí khổng tập trung ở mặt dưới

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lá hấp thụ ánh sáng qua bề mặt của lá

Lời giải chi tiết :

Diện tích lớn giúp lá hấp thụ nhiều ánh sáng

Câu 5 :

Ở thực vật có 4 miền ánh sáng sau đây, cường độ quang hợp yếu nhất là ở miền sáng nào?

  • A.

    Đỏ

  • B.

    Da cam

  • C.

    Lục

  • D.

    Xanh tím

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Diệp lục không hấp thụ ánh sáng xanh lục

Lời giải chi tiết :

Thực vật quang hợp yếu nhất ở miền ánh sáng xanh lục.

Câu 6 :

Cường độ ánh sáng tăng thì:

  • A.

    Ngừng quang hợp:

  • B.

    Quang hợp giảm

  • C.

    Quang hợp tăng

  • D.

    Quang hợp đạt mức cực đại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Cường độ ánh sáng tăng thì quang hợp tăng

Câu 7 :

Sản phẩm đầu tiên của chu trình C4 là:

  • A.

    Hợp chất hữu cơ có 4C trong phân tử

  • B.

    APG

  • C.

    AlPG

  • D.

    RiDP

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Sản phẩm đầu tiên của chu trình C4 là hợp chất hữu cơ có 4C trong phân tử

Câu 8 :

Chu trình Krebs diễn ra trong:

  • A.

    Chất nền của ti thể

  • B.

    Tế bào chất

  • C.

    Lục lạp

  • D.

    Nhân

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Chu trình Krebs diễn ra trong chất nền của ti thể

Câu 9 :

Sản phẩm của phân giải kị khí là:

  • A.

    Rượu etylic + CO2 + năng lượng

  • B.

    Axit lactic + CO2 + năng lượng

  • C.

    Rượu etylic + năng lượng

  • D.

    Rượu etylic + CO2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Sản phẩm của phân giải kị khí: rượu etylic + CO2 + năng lượng

Câu 10 :

Chuỗi truyền electron tạo ra:

  • A.

    32 ATP

  • B.

    34 ATP

  • C.

    36 ATP

  • D.

    38 ATP

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Chuỗi chuyền electron chỉ tạo ra 34 ATP , còn toàn bộ hô hấp nội bào tạo 38 ATP (Đường phân tạo 2 ATP, chu trình crep 2 ATP)

Câu 11 :

Hô hấp là quá trình

  • A.

    oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • B.

    oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • C.

    oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích lỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • D.

    khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khái niệm về hô hấp

Lời giải chi tiết :

Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 12 :

Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?

(1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp

(4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi.

Phương án trả lời đúng là:

  • A.

    (3), (4) và (5).

  • B.

    (1), (4) và (5).

  • C.

    (2), (3) và (6).

  • D.

    (1),(4) và (6).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Hô hấp sáng xảy ra ở:

- Peroxisome

- Ty thể

- Lục lạp

Câu 13 :

Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa:

  • A.

    Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển

  • B.

    Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật

  • C.

    Làm sạch môi trường

  • D.

    Chuyển hóa gluxit thành CO2 và H2O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể . Oxy đi vào cơ thể được sử dụng để oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Vai trò của hô hấp: tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật

Câu 14 :

Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

  • A.

    Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.

  • B.

    Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.

  • C.

    Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.

  • D.

    Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự: Đường phân → chu trình Crep → Chuỗi truyền electron hô hấp .

Câu 15 :

Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra

  • A.

    chỉ rượu etylic.

  • B.

    rượu etylic hoặc axit lactic.

  • C.

    chỉ axit lactic.

  • D.

    đồng thời rượu etylic và axit lactic.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Lên men tạo rượu etylic hoặc axit lactic.

Câu 16 :

Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là:

  • A.

    Không bào

  • B.

    Ti thể

  • C.

    Trung thể

  • D.

    Lạp thể

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ti thể là bào quan chính thựuc hiện hô hấp hiếu khí

Lời giải chi tiết :

Ti thể

Câu 17 :

Chu trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là:

  • A.

    chuối truyền electron.

  • B.

    chương trình Crep.

  • C.

    đường phân.

  • D.

    tổng hợp Axetyl - CoA.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Giai đoạn chung: Đường phân

Câu 18 :

Trong các nhận định sau :

1. Cần ít photon ánh sáng để cố định 1 phân tử gam CO2. 2. Xảy ra ở nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3. 3. Sử dụng nước một cách tinh tế hơn thực vật C3. 4. Đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với thực vật C3. 5. Sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3.

Có bao nhiêu nhận định đúng về lợi thế của thực vật C4?

  • A.
    2.
  • B.
    3.
  • C.
    1.
  • D.
    4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lý thuyết quang hợp ở thực vật.

Lời giải chi tiết :

Nhận định đúng là: (2)

Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3: cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.

Câu 19 :

Pha sáng của quang hợp là:

  • A.
    Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
  • B.
    Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong NADPH
  • C.
    Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được carotene hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
  • D.
    Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lí thuyết pha sáng

Lời giải chi tiết :

Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

Câu 20 :

Trong quang hợp, NADPH có vai trò nào sau đây?

  • A.
    Phối hợp với các clorophyl để hấp thụ ánh sáng
  • B.
    Là chất nhận e đầu tiên của pha sáng
  • C.
    Là thành viên của chuỗi truyền e để hình thành ATP
  • D.
    Mang e đến chu trình canvin

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trong các sinh vật quang hợp, NADPH được tạo ra bởi ferredoxin-NADP + reductase ở bước cuối cùng của chuỗi electron của các phản ứng ánh sáng của quang hợp. Nó được sử dụng làm chất khử cho các phản ứng sinh tổng hợp trong chu trình Calvin để đồng hóa carbon dioxide.

Lời giải chi tiết :

Mang e đến chu trình canvin.

Câu 21 :

Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp

  • A.
    lớn hơn cường độ hô hấp.
  • B.
    cân bằng với cường độ hô hấp.
  • C.
    nhỏ hơn cường độ hô hấp.
  • D.
    lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Điểm bù ánh sáng: là cường độ ánh sáng (tối thiểu) mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp

Lời giải chi tiết :

Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.

Câu 22 :

Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp là:

  • A.
    màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
  • B.
    xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
  • C.
    chất nền stroma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
  • D.
    cả ba phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Hình dạng: Lục lạp có hình bầu dục có thể xoay bề mặt để tiếp xúc với ánh sáng. Khi ánh sáng mặt trời quá mạnh, lục lạp có khả năng xoay bề mặt tiếp xúc nhỏ nhất của mình về phía ánh sáng.

- Kích thước chiều ngang 2-4μm, chiều dài 4-7μm.

- Cấu tạo: Lục lạp có cấu tạo màng kép, bên trong là khối cơ chất không màu gọi là chất nền stroma, có hệ thống các túi dẹt (có bản chất là màng tilacoit) xếp chồng lên nhau tạo thành các grana nằm rải rác

Hệ thống màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp

Chất nền (stroma) của lục diệp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp.

Lời giải chi tiết :

Cả ba phương án trên

Câu 23 :

Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

  • A.
    kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • B.
    bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • C.
    lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • D.
    nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin

Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat

Lời giải chi tiết :

Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

Câu 24 :

Điểm bão hòa ánh sáng là:

  • A.
    cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại
  • B.
    cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
  • C.
    cường độ tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp
  • D.
    cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khái niệm điểm bão hòa ánh sáng

Lời giải chi tiết :

Điểm bão hòa ánh sáng là trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm dù cho cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.

Câu 25 :

Lá cây có màu xanh lục vì

  • A.
    diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • B.
    diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • C.
    nhóm sắc tố phụ (carotenoit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • D.
    các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chất diệp lục là một sắc tố đặc biệt giúp lá cây hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp

Lời giải chi tiết :

Lá cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu lục không bị diệp lục hấp thụ.

Câu 26 :

Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?

  • A.
    quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
  • B.
    quá trình khử CO2
  • C.
    quá trình quang phân li nước.
  • D.
    sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lí thuyết pha sáng

Lời giải chi tiết :

Quá trình khử CO2 không có trong pha sáng của quá trình quang hợp.

Câu 27 :

Nước ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?

  • A.
    Là nguyên liệu quang hợp
  • B.
    Điều tiết không khí
  • C.
    Ảnh hưởng đến quang phổ
  • D.
    Cả A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Nước vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng, mở khí không để trao đổi khí.

- Khi thiếu nước từ 40 – 60%, quang hợp giảm mạnh và có thể dẫn tới ngừng quang hợp.

Lời giải chi tiết :

Cả A và B

Câu 28 :

Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:

  • A.
    khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
  • B.
    cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.
  • C.
    khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.
  • D.
    cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Cố định CO 2 → khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO 2 .

Câu 29 :

Nhóm sắc tố nào sau đây tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng?

  • A.
    Diệp lục a và diệp lục b
  • B.
    Diệp lục b và caroten
  • C.
    Xanthophyl và diệp lục a
  • D.
    Diệp lục b và carotenoit

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhóm sắc tố tham gia quá trình hấp thụ và truyền ánh sáng đến trung tâm phản ứng là diệp lục b và carôtenoit (trong đó có caroten và xantophyl).

Lời giải chi tiết :

Diệp lục b và carotenoit

Câu 30 :

Bơm proton là quá trình nào sau đây?

  • A.
    Phân giải năng lượng nhiệt động học
  • B.

    Sử dụng năng lượng mặt trời để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton

  • C.
    Hoạt động thẩm thấu
  • D.
    Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bơm proton là loại protein xuyên màng có chức năng vận chuyển proton (H+) quan màng tế bào, hoạt động của nó cần được cung cấp năng lượng ATP

Lời giải chi tiết :

Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 - Cánh diều - Tin tức Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 - Cánh diều
Trắc nghiệm Sinh 11 bài 1 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm Sinh 11 bài 2 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm Sinh 11 bài 3 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm Sinh 11 bài 4 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm Sinh 11 bài 5 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm Sinh 11 bài 6 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm Sinh 11 bài 7 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm Sinh 11 bài 8 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm Sinh 11 bài 9 cánh diều có đáp án