Trắc nghiệm Bài 50: Em ôn lại những gì đã học Toán 4 Cánh diều
Đề bài
Phép nhân các số tự nhiên có tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất giao hoán
B. Tính chất kết hợp
C. Tính chất nhân với \(1\)
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Điền số thích hợp vào ô trống:
5 x 75 x 2 =
Điền số thích hợp vào ô trống:
28745 + 63149 =
Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện:
\(5147 + 6954 + 2853 + 3046\)
\(=(5147+\)
\()+(\)
\(+3046)\)
\(=\)
\(+\)
\(=\)
Tổng của hai số là 5 648. Nếu thêm vào số lớn 532 đơn vị và bớt ở số bé đi 235 đơn vị thì được tổng mới là:
A. 6 415
B. 5 945
C. 5 351
D. 4 881
Điền số thích hợp vào ô trống:
Trong năm học vừa qua, khối 3, khối 4 và khối 5 của trường tiểu học Kim Đồng góp được 1 250 quyển vở tặng các bạn vùng lũ lụt. Biết khối 3 góp được 377 quyển, khối 4 góp được nhiều hơn khối 5 là 45 quyển.
Vậy khối \(4\) góp được
quyển vở.
Khối \(5\) góp được
quyển vở.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Người ta đếm được trên sân có \(262\) cái chân gà và chân chó. Biết số chân gà nhiều hơn số chân chó là $38$ cái.
Vậy trên sân có
con gà và
con chó.
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là \(86m\). Biết nếu chiều rộng tăng thêm \(8m\), chiều dài giảm đi $17m$ thì mảnh đất đó có dạng hình vuông. Diện tích mảnh đất đó là:
A. \(306{m^2}\)
B. \(316{m^2}\)
C. \(326{m^2}\)
D. \(336{m^2}\)
Hai người thợ dệt được \(258m\) vải. Nếu thợ thứ nhất dệt thêm \(36m\) vải và thợ thứ hai dệt bớt đi \(15m\) vải thì thợ thứ nhất sẽ dệt nhiều hơn thợ thứ hai là \(27m\) vải. Hỏi mỗi người thợ dệt được bao nhiêu mét vải?
A. Thợ thứ nhất: \(125m\); thợ thứ hai: \(133m\)
B. Thợ thứ nhất: \(132m\); thợ thứ hai: \(126m\)
C. Thợ thứ nhất: \(117m\); thợ thứ hai: \(141m\)
D. Thợ thứ nhất: \(153m\); thợ thứ hai: \(105m\)
Trung bình cộng số tuổi của bố, Hoa và Huy là \(20\) tuổi. Tuổi bố hơn tổng số tuổi của Hoa và Huy là \(20\) tuổi, Hoa kém Huy \(4\) tuổi. Tính tuổi của mỗi người.
A. Bố: \(39\) tuổi; Hoa: \(9\) tuổi; Huy: \(13\) tuổi
B. Bố: \(40\) tuổi; Hoa: \(8\) tuổi; Huy: \(12\) tuổi
C. Bố: \(42\) tuổi; Hoa: \(7\) tuổi; Huy: \(11\) tuổi
D. Bố: \(44\) tuổi; Hoa: \(6\) tuổi; Huy: \(10\) tuổi
Số lần mạch (mạch ở cổ tay) đập là 68 lần trong 1 phút. Tính số lần mạch đập trong 20 phút?
-
A.
1 160 lần
-
B.
1 260 lần
-
C.
1 360 lần
-
D.
1 460 lần
Để thực hiện phong trào tương thân tương ái, một xóm có 96 hộ dân, mỗi hộ có trung bình 4 người đã thực hiện đóng góp một số tiền, biết rằng mỗi người đóng 15 000 đồng. Tính tổng số tiền đã thu được từ quỹ đó?
-
A.
5 770 000 đồng
-
B.
5 760 000 đồng
-
C.
5 860 000 đồng
-
D.
5 780 000 đồng
Lời giải và đáp án
Phép nhân các số tự nhiên có tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất giao hoán
B. Tính chất kết hợp
C. Tính chất nhân với \(1\)
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Xem lại lí thuyết về các tính chất của phép nhân các số tự nhiên.
Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất:
- Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
- Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
- Tính chất nhân với \(1\) : Số nào nhân với \(1\) cũng bằng chính số đó.
- Tính chất nhân với \(0\) : Số nào nhân với \(0\) cũng bằng \(0\).
Vậy cả ba đáp án A, B, C đều đúng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
5 x 75 x 2 =
5 x 75 x 2 =
Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân để tính nhẩm.
5 x 75 x 2 = (5 x 2) x 75 = 10 x 75 = 750
Vậy số cần điền vào ô trống là 750
Điền số thích hợp vào ô trống:
28745 + 63149 =
28745 + 63149 =
Muốn cộng hai số tự nhiên ta có thể làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng các chữ số ở từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái, tức là từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, … .
28745 + 63149 = 91894
Đáp án đúng điền vào ô trống là 91894
Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện:
\(5147 + 6954 + 2853 + 3046\)
\(=(5147+\)
\()+(\)
\(+3046)\)
\(=\)
\(+\)
\(=\)
\(5147 + 6954 + 2853 + 3046\)
\(=(5147+\)
\()+(\)
\(+3046)\)
\(=\)
\(+\)
\(=\)
Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn nghìn.
Ta có:
$\begin{array}{l}5147 + 6954 + 2853 + 3046 = \left( {5147 + 2853} \right) + \left( {6954 + 3046} \right)\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 8000 + 10000\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 18000\end{array}$
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải là \(2853\,\,;\,\,6954\,;\,\,8000\,\,;\,\,10000\,\,;\,\,18000\).
Tổng của hai số là 5 648. Nếu thêm vào số lớn 532 đơn vị và bớt ở số bé đi 235 đơn vị thì được tổng mới là:
A. 6 415
B. 5 945
C. 5 351
D. 4 881
B. 5 945
Nếu thêm vào một số hạng bao nhiêu đơn vị thì tổng tăng thêm bấy nhiêu đơn vị; ngược lại, nếu bớt ở một số hạng bao nhiêu đơn vị thì tổng giảm đi bấy nhiêu đơn vị.
Nếu thêm vào số lớn 532 đơn vị và bớt ở số bé đi 235 đơn vị thì được tổng mới là:
5648 + 532 - 235 = 5 945
Điền số thích hợp vào ô trống:
Trong năm học vừa qua, khối 3, khối 4 và khối 5 của trường tiểu học Kim Đồng góp được 1 250 quyển vở tặng các bạn vùng lũ lụt. Biết khối 3 góp được 377 quyển, khối 4 góp được nhiều hơn khối 5 là 45 quyển.
Vậy khối \(4\) góp được
quyển vở.
Khối \(5\) góp được
quyển vở.
Trong năm học vừa qua, khối 3, khối 4 và khối 5 của trường tiểu học Kim Đồng góp được 1 250 quyển vở tặng các bạn vùng lũ lụt. Biết khối 3 góp được 377 quyển, khối 4 góp được nhiều hơn khối 5 là 45 quyển.
Vậy khối \(4\) góp được
quyển vở.
Khối \(5\) góp được
quyển vở.
- Tìm số vở khối \(4\) và khối \(5\) cùng góp được ta lấy tổng số vở trừ đi số vở khối \(3\) đã góp.
- Tìm số vở khối \(4\) góp và số vở khối \(5\) góp theo công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Khối 4 và khối 5 góp được số quyển vở là:
1 250 - 377 = 873 (quyển)
Khối \(4\) góp được số quyển vở là:
$(873 + 45):2 = 459$ (quyển)
Khối \(5\) góp được số quyển vở là:
$873 - 459 = 414$ (quyển)
Đáp số: Khối \(4\,:\,459\) quyển vở;
Khối \(5\,:\,414\) quyển vở.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là \(459\,;\,\,414\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Người ta đếm được trên sân có \(262\) cái chân gà và chân chó. Biết số chân gà nhiều hơn số chân chó là $38$ cái.
Vậy trên sân có
con gà và
con chó.
Người ta đếm được trên sân có \(262\) cái chân gà và chân chó. Biết số chân gà nhiều hơn số chân chó là $38$ cái.
Vậy trên sân có
con gà và
con chó.
- Tìm số chân chó và số chân gà dựa vào công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số :
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
- Mỗi con chó có \(4\) chân nên tìm số con chó ta lấy số chân chó chia cho \(4\).
- Mỗi con gà có \(2\) chân nên tìm số con gà ta lấy số chân gà chia cho \(2\).
Số chân gà là:
\((262 + 38):2 = 150\) (cái chân)
Số chân chó là:
\(262 - 150 = 112\) (cái chân)
Trên sân có số con gà là:
$150:2 = 75$ (con)
Trên sân có số con chó là:
$112:4 = 28$ (con)
Đáp số: Số con gà: \(75\) con;
Số con chó: \(28\) con.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(75\,\,;\,\,28\).
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là \(86m\). Biết nếu chiều rộng tăng thêm \(8m\), chiều dài giảm đi $17m$ thì mảnh đất đó có dạng hình vuông. Diện tích mảnh đất đó là:
A. \(306{m^2}\)
B. \(316{m^2}\)
C. \(326{m^2}\)
D. \(336{m^2}\)
A. \(306{m^2}\)
- Tìm số đo nửa chu vi mảnh đất hình chữ nhật.
- Tìm hiệu số đo chiều dài và chiều rộng.
- Tìm chiều dài và chiều rộng dựa vào công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số :
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
- Tính diện tích = chiều dài × chiều rộng.
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
$86:2 = 43(m)$
Vì nếu chiều rộng tăng thêm \(8m\), chiều dài giảm đi $17m$ thì mảnh đất đó có dạng hình vuông nên hiệu giữa số đo chiều dài và chiều rộng là:
\(8m + 17m = 25(m)\)
Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật đó là:
\((43 - 25):2 = 9\,\,(m)\)
Chiều dài của của mảnh đất hình chữ nhật đó là:
\(9 + 25 = 34\,\,(m)\)
Diện tích của của mảnh đất hình chữ nhật đó là:
\(34\,\, \times 9 = 306\,\,({m^2})\)
Đáp số: \(306{m^2}\)
Hai người thợ dệt được \(258m\) vải. Nếu thợ thứ nhất dệt thêm \(36m\) vải và thợ thứ hai dệt bớt đi \(15m\) vải thì thợ thứ nhất sẽ dệt nhiều hơn thợ thứ hai là \(27m\) vải. Hỏi mỗi người thợ dệt được bao nhiêu mét vải?
A. Thợ thứ nhất: \(125m\); thợ thứ hai: \(133m\)
B. Thợ thứ nhất: \(132m\); thợ thứ hai: \(126m\)
C. Thợ thứ nhất: \(117m\); thợ thứ hai: \(141m\)
D. Thợ thứ nhất: \(153m\); thợ thứ hai: \(105m\)
C. Thợ thứ nhất: \(117m\); thợ thứ hai: \(141m\)
- Tìm tổng số mét vải có nếu thợ thứ nhất dệt thêm \(36m\) vải và thợ thứ hai dệt bớt đi \(15m\) vải.
- Tìm số vải thợ thứ nhất dệt được nếu người đó dệt thêm \(36\) vải.
- Tìm số mét vải thực tế người thứ nhất dệt được.
- Tìm số mét vải thực tế người thứ hai dệt được.
Nếu thợ thứ nhất dệt thêm \(36m\) vải và thợ thứ hai dệt bớt đi \(15m\) vải thì hai người dệt được số mét vải là:
\(258 + 36 - 15 = 279\,\,(m)\)
Khi đó ta có sơ đồ:
Nếu thợ thứ nhất dệt thêm \(36\) vải thì người đó dệt được số mét vải là:
\((279 + 27):2 = 153\,\,(m)\)
Thực tế người thứ nhất dệt được số mét vải là:
\(153 - 36 = 117\,\,(m)\)
Người thứ hai dệt được số mét vải là : \(258 - 117 = 141\,\,(m)\)
Đáp số: Người thứ nhất: \(117m\);
Người thứ hai: \(141m\).
Trung bình cộng số tuổi của bố, Hoa và Huy là \(20\) tuổi. Tuổi bố hơn tổng số tuổi của Hoa và Huy là \(20\) tuổi, Hoa kém Huy \(4\) tuổi. Tính tuổi của mỗi người.
A. Bố: \(39\) tuổi; Hoa: \(9\) tuổi; Huy: \(13\) tuổi
B. Bố: \(40\) tuổi; Hoa: \(8\) tuổi; Huy: \(12\) tuổi
C. Bố: \(42\) tuổi; Hoa: \(7\) tuổi; Huy: \(11\) tuổi
D. Bố: \(44\) tuổi; Hoa: \(6\) tuổi; Huy: \(10\) tuổi
B. Bố: \(40\) tuổi; Hoa: \(8\) tuổi; Huy: \(12\) tuổi
- Tính tổng số tuổi của ba người ta lấy số tuổi trung bình nhân với \(3\).
- Coi tuổi bố là số lớn, tổng số tuổi của Hoa và Huy là số bé. Ta tìm số lớn và số bé theo công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu :
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$ .
- Tìm được tổng số tuổi của Hoa và Huy, lại có hiệu số tuổi của 2 người, áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu ta tìm được tuổi của mỗi người.
Tổng số tuổi của ba người là:
\(20 \times 3 = 60\) (tuổi)
Tuổi bố là:
\((60 + 20):2 = 40\) (tuổi)
Tổng số tuổi của Hoa và Huy là:
\(60 - 40 = 20\) (tuổi)
Tuổi Hoa là:
\((20 + 4):2 = 12\) (tuổi)
Tuổi Huy là:
\(20 - 12 = 8\) (tuổi)
Đáp số: Bố: \(40\) tuổi; Hoa: \(8\) tuổi; Huy: \(12\) tuổi.
Số lần mạch (mạch ở cổ tay) đập là 68 lần trong 1 phút. Tính số lần mạch đập trong 20 phút?
-
A.
1 160 lần
-
B.
1 260 lần
-
C.
1 360 lần
-
D.
1 460 lần
Đáp án : C
Số lần mạch đập trong 20 phút = Số lần mạch đập trong một phút x 20
Số lần mạch đập trong 20 phút là:
68 x 20 = 1 360 (lần)
Đáp số: 1 360 lần
Để thực hiện phong trào tương thân tương ái, một xóm có 96 hộ dân, mỗi hộ có trung bình 4 người đã thực hiện đóng góp một số tiền, biết rằng mỗi người đóng 15 000 đồng. Tính tổng số tiền đã thu được từ quỹ đó?
-
A.
5 770 000 đồng
-
B.
5 760 000 đồng
-
C.
5 860 000 đồng
-
D.
5 780 000 đồng
Đáp án : B
- Tìm số tiền mỗi gia đình quyên góp được
- Tìm số tiền xóm đó quyên góp được
Trung bình mỗi gia đình đóng góp số tiền là:
15 000 x 4 = 60 000 (đồng)
Tổng số tiền đã thu được từ quỹ đó là:
60 000 x 96 = 5 760 000 (đồng)
Đáp số: 5 760 000 đồng