Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Dưới bóng hoàng lan kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 10 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện


Trắc nghiệm bài Dưới bóng hoàng lan - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả của văn bản là ai?

  • A.

    Nguyễn Ngọc Tư.

  • B.

    Thạch Lam.

  • C.

    Nguyễn Minh Châu.

  • D.

    Nguyễn Quang Sáng.

Câu 2 :

Tác phẩm được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A.

    Ngôi thứ hai.

  • B.

    Ngôi kể thay đổi linh hoạt.

  • C.

    Ngôi thứ ba.

  • D.

    Đáp án khác.

Câu 3 :

Nhân vật Thanh có cảm xúc gì khi trở về không gian thân thuộc?

  • A.

    Vui sướng, hạnh phúc.

  • B.

    Xúc động.

  • C.

    Lưu luyến.

  • D.

    Bồi hồi.

Câu 4 :

Khi nhận ra cây hoàng lan, nhân vật Thanh có trạng thái tình cảm như thế nào?

  • A.

    Xúc động.

  • B.

    Nhớ lại những kỉ niệm.

  • C.

    Cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm.

  • D.

    Tất cả đáp án trên.

Câu 5 :

Ý nào dưới đây KHÔNG PHẢI là chi tiết miêu tả về cây hoàng lan?

  • A.

    Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

  • B.

    Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.

  • C.

    Những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió.

  • D.

    Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

Câu 6 :

Khi gặp Thanh, Nga có biểu hiện tình cảm như thế nào?

  • A.

    Nhớ thương.

  • B.

    Hạnh phúc.

  • C.

    Lưu luyến.

  • D.

    Cả ba đáp án trên.

Câu 7 :

Ẩn ý trong câu chuyện giữa Nga và bà cụ là gì?

  • A.

    Là một cách để Nga bày tỏ tình cảm của mình với Thanh.

  • B.

    Là câu chuyện về kí ức của Nga.

  • C.

    Ẩn ý về chiêm nghiệm của Nga về cuộc đời.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 8 :

Chi tiết nào ở phần kết giúp dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Nga và Thanh?

  • A.

    Chi tiết Thanh đứng lại nhìn cây hoàng lan và nhờ người gửi lời chào đến Nga.

  • B.

    Chi tiết nói về nỗi nhớ của Nga và chuyện Nga luôn hái hoa cài trên tóc.

  • C.

    Chi tiết về tâm trạng của Thanh, tâm trạng nửa buồn nửa vui, cứ nghĩ mãi về Nga cũng như tình cảm của Nga với Thanh.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 9 :

Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,... hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào?

  • A.

    Nhân vật Thanh.

  • B.

    Nhân vật Nga.

  • C.

    Nhân vật người kể chuyện.

  • D.

    Nhân vật bà của Thanh.

Câu 10 :

Nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?

  • A.

    Khẳng định vai trò của cây hoàng lan trong toàn bộ diễn biến của tác phẩm.

  • B.

    Gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.

  • C.

    Làm chủ đề cho tác phẩm.

  • D.

    A và B đúng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả của văn bản là ai?

  • A.

    Nguyễn Ngọc Tư.

  • B.

    Thạch Lam.

  • C.

    Nguyễn Minh Châu.

  • D.

    Nguyễn Quang Sáng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác giả của tác phẩm.

Lời giải chi tiết :

Tác giả của tác phẩm là Thạch Lam.

Câu 2 :

Tác phẩm được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A.

    Ngôi thứ hai.

  • B.

    Ngôi kể thay đổi linh hoạt.

  • C.

    Ngôi thứ ba.

  • D.

    Đáp án khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc lại phần tri thức ngữ văn về lý thuyết ngôi kể của người kể chuyện.

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan .

- Dựa vào lý thuyết đã học để chỉ ra ngôi kể trong văn bản.

Lời giải chi tiết :

Ngôi kể của tác phẩm là ngôi thứ ba.

Câu 3 :

Nhân vật Thanh có cảm xúc gì khi trở về không gian thân thuộc?

  • A.

    Vui sướng, hạnh phúc.

  • B.

    Xúc động.

  • C.

    Lưu luyến.

  • D.

    Bồi hồi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan .

- Đọc kĩ đoạn văn miêu tả không gian cũng như tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc.

- Chú ý những câu văn viết về tâm trạng của Thanh khi trở về để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc: tâm trạng vui sướng, hạnh phúc, có cảm giác quen thuộc như chưa bao giờ rời xa nhà. Tâm trạng của Thanh cũng như tâm trạng của bao người con xa quê mỗi khi về thăm nhà, một tâm trạng khó nói thành lời.

Câu 4 :

Khi nhận ra cây hoàng lan, nhân vật Thanh có trạng thái tình cảm như thế nào?

  • A.

    Xúc động.

  • B.

    Nhớ lại những kỉ niệm.

  • C.

    Cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm.

  • D.

    Tất cả đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan .

- Đọc kĩ đoạn văn có chi tiết nói về cây hoàng lan và những kỉ niệm gắn với nó của Thanh.

- Dựa vào những chi tiết trong đoạn văn để chỉ ra trạng thái tình cảm của Thanh.

Lời giải chi tiết :

Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan: Thanh nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, có sự xúc động khi nhận ra cây hoàng lan lúc nhỏ nay đã lớn rồi và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen.

Câu 5 :

Ý nào dưới đây KHÔNG PHẢI là chi tiết miêu tả về cây hoàng lan?

  • A.

    Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

  • B.

    Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.

  • C.

    Những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió.

  • D.

    Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan .

- Đọc kĩ đoạn văn có chi tiết nói về cây hoàng lan.

Lời giải chi tiết :

- Những chi tiết về cây hoàng lan trong câu chuyện:

+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

+ Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.

+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

Câu 6 :

Khi gặp Thanh, Nga có biểu hiện tình cảm như thế nào?

  • A.

    Nhớ thương.

  • B.

    Hạnh phúc.

  • C.

    Lưu luyến.

  • D.

    Cả ba đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan .

- Đọc kĩ đoạn văn viết về tâm trạng của Nga và Thanh khi gặp nhau.

- Chú ý những chi tiết về lời nói, tâm trạng thể hiện tình cảm của hai nhân vật.

Lời giải chi tiết :

Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh:

- Lời nói: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá” - lời nói tâm tình, nhẹ nhàng của Nga đã thể hiện nỗi nhớ đến Thanh mỗi khi đến hái hoa.

- Tâm trạng: Tâm trạng hạnh phúc nhưng vẫn chứa sự buồn thương khi Nga và Thanh vừa gặp nhau, vừa thể hiện tình cảm với nhau thì lại sắp phải xa nhau.

Câu 7 :

Ẩn ý trong câu chuyện giữa Nga và bà cụ là gì?

  • A.

    Là một cách để Nga bày tỏ tình cảm của mình với Thanh.

  • B.

    Là câu chuyện về kí ức của Nga.

  • C.

    Ẩn ý về chiêm nghiệm của Nga về cuộc đời.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan .

- Đọc kĩ đoạn văn về chuyện hái hoa hoàng lan của Nga và chú ý lời đối thoại giữa bà cụ với Nga.

Lời giải chi tiết :

- Bà cụ chỉ đơn thuần hỏi Nga vì sao hái hoa khi còn non, còn câu trả lời của Nga ẩn ý cho tình cảm của cô với Thanh.

- Lời đối thoại giữa bà cụ và Nga cũng là một cách mà Nga bày tỏ tình cảm của mình với Thanh, là một chi tiết không thể thiếu trong diễn biến câu chuyện.

Câu 8 :

Chi tiết nào ở phần kết giúp dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Nga và Thanh?

  • A.

    Chi tiết Thanh đứng lại nhìn cây hoàng lan và nhờ người gửi lời chào đến Nga.

  • B.

    Chi tiết nói về nỗi nhớ của Nga và chuyện Nga luôn hái hoa cài trên tóc.

  • C.

    Chi tiết về tâm trạng của Thanh, tâm trạng nửa buồn nửa vui, cứ nghĩ mãi về Nga cũng như tình cảm của Nga với Thanh.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan .

- Đọc kĩ đoạn kết của tác phẩm ở trang 51.

- Dựa vào những chi tiết về tình cảm của Nga và Thanh ở phần kết để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Chi tiết ở phần kết giúp dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Nga và Thanh:

-Chi tiết Thanh đứng lại nhìn cây hoàng lan và nhờ người gửi lời chào đến Nga.

- Chi tiết về tâm trạng của Thanh, tâm trạng nửa buồn nửa vui, cứ nghĩ mãi về Nga cũng như tình cảm của Nga với Thanh.

- Chi tiết nói về nỗi nhớ của Nga và chuyện Nga luôn hái hoa cài trên tóc.

→ Tất cả những chi tiết này giúp ta dự đoán tình cảm của Nga và Thanh sẽ còn đẹp mãi, nở rộ và tràn đầy hương thơm như cây hoàng lan vậy.

Câu 9 :

Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,... hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào?

  • A.

    Nhân vật Thanh.

  • B.

    Nhân vật Nga.

  • C.

    Nhân vật người kể chuyện.

  • D.

    Nhân vật bà của Thanh.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan .

- Đọc phần tri thức ngữ văn.

- Từ những chi tiết về hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,... để chỉ ra điểm nhìn của nhân vật.

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,... hiện ra qua đôi mắt của nhân vật người kể chuyện – nhìn toàn cảnh sự vật dưới góc độ của người không tham gia trực tiếp vào câu chuyện, chứng kiến mọi việc và kể lại nó.

Câu 10 :

Nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?

  • A.

    Khẳng định vai trò của cây hoàng lan trong toàn bộ diễn biến của tác phẩm.

  • B.

    Gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.

  • C.

    Làm chủ đề cho tác phẩm.

  • D.

    A và B đúng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan .

- Dựa vào nội dung văn bản để tìm ra ý nghĩa nhan đề.

Lời giải chi tiết :

Nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa như một thông báo đến người đọc về nội dung câu chuyện.

- Nhan đề mang nghĩa ẩn dụ, gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.

- Cây hoàng lan như một nhân chứng, chứng kiến hết tất cả những kỉ niệm đẹp đẽ của Thanh từ hồi còn bé đến khi lớn lên, chứng kiến tình yêu trong sáng của Thanh và Nga.

- Nhan đề có ý nghĩa rất quan trọng với tác phẩm, nó cũng một phần khẳng định vai trò của cây hoàng lan trong toàn bộ diễn biến của tác phẩm.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Bảo kính cảnh giới kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Bình Ngô đại cáo kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Chùm thơ hai - Cư Nhật Bản kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Chữ bầu lên nhà thơ kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Con đường không chọn kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Dưới bóng hoàng lan kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Dục Thúy sơn kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Héc - To từ biệt Ăng - Đrô - Mác kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Huyện đường kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ kết nối tri thức có đáp án