Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Tây Tiến chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 10 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 6: Nâng niu kỉ niệm


Trắc nghiệm bài Tây Tiến - Phân tích Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?

  • A.

    Thấp thỏm, khắc khoải.

  • B.

    Da diết.

  • C.

    Nhạt nhòa.

  • D.

    Dịu êm.

Câu 2 :

Từ ngữ nào sau đây không gợi tả cảnh rừng núi?

  • A.

    Khúc khuỷu.

  • B.

    Thác gầm thét.

  • C.

    Heo hút.

  • D.

    Dãi dầu.

Câu 3 :

Hình ảnh thiên nhiên rừng núi hiện lên như thế nào trong khổ 1?

  • A.

    Yên bình.

  • B.

    Đầy hiểm trở.

  • C.

    Thơ mộng.

  • D.

    B và C đúng.

Câu 4 :

Hình ảnh người lính được hiện lên qua những từ ngữ nào trong khổ 3?

  • A.

    Không mọc tóc.

  • B.

    Xanh màu lá dữ oai hùm.

  • C.

    Mắt trừng gửi mộng.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 5 :

Người lính Tây Tiến hiện lên như thế nào qua khổ 3?

  • A.

    Phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

  • B.

    Có ý chí kiên cường, lòng quyết tâm.

  • C.

    Tâm hồn lãng mạn, tài hoa.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 6 :

Tác giả thể hiện thái độ gì đối với người lính qua khổ thơ thứ 3?

  • A.

    Ngưỡng mộ, biết ơn.

  • B.

    Yêu thích, biết ơn.

  • C.

    Thơ ơ, vô cảm.

  • D.

    Ngưỡng mộ, yêu thích.

Câu 7 :

Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về mạch cảm xúc của bài thơ?

  • A.

    Mạch tưởng tượng về tương lai sau đó quay trở lại thực tại.

  • B.

    Mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, cuối cùng thì trở về thực tại.

  • C.

    Mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, trở về thực tại sau đó lại một lần nữa trở về quá khứ.

  • D.

    Mạch nối tiếp từ hiện tại đến tương lai sau đó trở về quá khứ.

Câu 8 :

Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai?

  • A.

    Người dân Tây Bắc.

  • B.

    Tác giả.

  • C.

    Người lính Tây Tiến.

  • D.

    Người bạn lính trong hồi tưởng của tác giả.

Câu 9 :

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  • A.

    Cảm hứng lãng mạn.

  • B.

    Cảm hứng nhân văn.

  • C.

    Cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng.

  • D.

    Cảm hứng ca ngợi người lính Tây Tiến.

Câu 10 :

Bài thơ Tây Tiến giúp em hiểu thêm những gì về v ai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người?

  • A.

    Là nơi khơi nguồn những cảm xúc đặc biệt.

  • B.

    Làm phong phú hơn cho đời sống tinh thần của con người.

  • C.

    Là động lực, điểm tựa để con người cố gắng.

  • D.

    Cả ba đáp án trên.

Câu 11 :

Bài thơ Tây Tiến giúp em hiểu thêm những gì về v ai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong sáng tác thơ ca?

  • A.

    Là nguồn chất liệu phong phú, sâu sắc.

  • B.

    Giúp các thi phẩm giàu cảm xúc và tính trữ tình.

  • C.

    A và B.

  • D.

    Đáp án khác.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?

  • A.

    Thấp thỏm, khắc khoải.

  • B.

    Da diết.

  • C.

    Nhạt nhòa.

  • D.

    Dịu êm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ hai câu thơ đầu.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy "chơi vơi".

Lời giải chi tiết :

Từ láy “chơi vơi” gợi ra một nỗi nhớ thấp thỏm, khắc khoải.

Câu 2 :

Từ ngữ nào sau đây không gợi tả cảnh rừng núi?

  • A.

    Khúc khuỷu.

  • B.

    Thác gầm thét.

  • C.

    Heo hút.

  • D.

    Dãi dầu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ khổ thơ 1.

- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh thiên nhiên rừng núi.

Lời giải chi tiết :

Từ ngữ không miêu tả cảnh rừng núi là: dãi dầu.

Câu 3 :

Hình ảnh thiên nhiên rừng núi hiện lên như thế nào trong khổ 1?

  • A.

    Yên bình.

  • B.

    Đầy hiểm trở.

  • C.

    Thơ mộng.

  • D.

    B và C đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ khổ thơ 1.

- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh thiên nhiên rừng núi.

- Rút ra nhận xét về khung cảnh thiên nhiên rừng núi.

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh thiên nhiên rừng núi hiện lên đầy sự gai góc, chông gai, hiểm trở, hoang dã nhưng cũng khá thơ mộng.

Câu 4 :

Hình ảnh người lính được hiện lên qua những từ ngữ nào trong khổ 3?

  • A.

    Không mọc tóc.

  • B.

    Xanh màu lá dữ oai hùm.

  • C.

    Mắt trừng gửi mộng.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ khổ 3.

- Tìm những từ ngữ miêu tả hình ảnh người lính.

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm ,...

Câu 5 :

Người lính Tây Tiến hiện lên như thế nào qua khổ 3?

  • A.

    Phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

  • B.

    Có ý chí kiên cường, lòng quyết tâm.

  • C.

    Tâm hồn lãng mạn, tài hoa.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ khổ thơ thứ 3.

- Tìm những từ ngữ miêu tả người lính Tây Tiến.

- Rút ra nhận xét về người lính Tây Tiến.

Lời giải chi tiết :

Người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm và cả sự tài hoa vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ.

Câu 6 :

Tác giả thể hiện thái độ gì đối với người lính qua khổ thơ thứ 3?

  • A.

    Ngưỡng mộ, biết ơn.

  • B.

    Yêu thích, biết ơn.

  • C.

    Thơ ơ, vô cảm.

  • D.

    Ngưỡng mộ, yêu thích.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ khổ thơ 3.

- Chú ý những từ ngữ miêu tả hình ảnh người lính Tây Tiến.

- Rút ra nhận xét về thái độ của tác giả.

Lời giải chi tiết :

Tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.

Câu 7 :

Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về mạch cảm xúc của bài thơ?

  • A.

    Mạch tưởng tượng về tương lai sau đó quay trở lại thực tại.

  • B.

    Mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, cuối cùng thì trở về thực tại.

  • C.

    Mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, trở về thực tại sau đó lại một lần nữa trở về quá khứ.

  • D.

    Mạch nối tiếp từ hiện tại đến tương lai sau đó trở về quá khứ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ

- Phân chia bố cục

- Rút ra kết luận về mạch cảm xúc của bài thơ

Lời giải chi tiết :

Mạch cảm xúc của bài thơ: mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, cuối cùng thì trở về thực tại.

Câu 8 :

Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai?

  • A.

    Người dân Tây Bắc.

  • B.

    Tác giả.

  • C.

    Người lính Tây Tiến.

  • D.

    Người bạn lính trong hồi tưởng của tác giả.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ

- Rút ra kết luận về chủ thể trữ tình trong bài.

Lời giải chi tiết :

Chủ thể trữ tình: người lính Tây Tiến.

Câu 9 :

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  • A.

    Cảm hứng lãng mạn.

  • B.

    Cảm hứng nhân văn.

  • C.

    Cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng.

  • D.

    Cảm hứng ca ngợi người lính Tây Tiến.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ bài thơ

- Rút ra kết luận về cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng.

Câu 10 :

Bài thơ Tây Tiến giúp em hiểu thêm những gì về v ai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người?

  • A.

    Là nơi khơi nguồn những cảm xúc đặc biệt.

  • B.

    Làm phong phú hơn cho đời sống tinh thần của con người.

  • C.

    Là động lực, điểm tựa để con người cố gắng.

  • D.

    Cả ba đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ bài thơ.

- Rút ra kết luận về vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống con người.

Lời giải chi tiết :

Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người: là nơi khơi nguồn cảm xúc, làm phong phú hơn cho đời sống tinh thần của con người, là động lực, điểm tựa để con người cố gắng.

Câu 11 :

Bài thơ Tây Tiến giúp em hiểu thêm những gì về v ai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong sáng tác thơ ca?

  • A.

    Là nguồn chất liệu phong phú, sâu sắc.

  • B.

    Giúp các thi phẩm giàu cảm xúc và tính trữ tình.

  • C.

    A và B.

  • D.

    Đáp án khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ bài thơ.

- Rút ra kết luận về vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong sáng tác thơ ca.

Lời giải chi tiết :

Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong thi ca: là nguồn chất liệu phong phú, sâu sắc; giúp các thi phẩm giàu cảm xúc và tính trữ tình.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Hịch tướng sĩ chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Huyện Trìa xử án chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Hương Sơn phong cảnh chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống và Thêm một bản dịch Truyện Kiều chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Tây Tiến chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Thần Trụ Trời chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Thị Mầu lên chùa chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Thư lại Dụ Vương Tông chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Tranh đông hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây chân trời sáng tạo có đáp án