Trắc nghiệm Chân quê - Phân tích Văn 11 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Tác giả của tác phẩm Chân quê là:
-
A.
Huy Cận
-
B.
Nguyễn Bính
-
C.
Nguyễn Huy Tưởng
-
D.
Tế Hanh
Thể loại của tác phẩm là:
-
A.
Thơ bảy chữ
-
B.
Thơ lục bát
-
C.
Truyện thơ Nôm
-
D.
Thơ tự do
Bài thơ Chân quê được rút từ tập:
-
A.
Tương tư
-
B.
Chân quê
-
C.
Tâm hồn tôi
-
D.
Sao chẳng về đây
Ý nào sau đây đúng khi nói về tác phẩm Chân quê?
-
A.
Là một sáng tác tiêu biểu cho tâm hồn thơ Nguyễn Bính
-
B.
Bài thơ được coi là châm ngôn sống, lẽ sống của tác giả
-
C.
Là bài thơ đầu tay của Nguyễn Bính
-
D.
A và B đúng
Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ?
-
A.
Vui mừng, hạnh phúc
-
B.
Yêu thương, xót xa
-
C.
Tiếc nuối, hụt hẫng
-
D.
Hạnh phúc, hụt hẫng
Tác giả đã liệt kê những hình ảnh nào để miêu tả về sự giản dị của cô gái:
-
A.
áo tứ thân, yếm lụa đào, khăn nhung
-
B.
khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm
-
C.
yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen
-
D.
nón ba tầm, khăn nhung, quần lĩnh
Tác giả đã liệt kê những hình ảnh nào để miêu tả về sự thay đổi của cô gái:
-
A.
áo tứ thân, yếm lụa đào, khăn nhung
-
B.
khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm
-
C.
yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen
-
D.
nón ba tầm, khăn nhung, quần lĩnh
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
-
A.
Liệt kê
-
B.
Điệp cấu trúc
-
C.
Câu hỏi tu từ, câu cảm thán
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?
-
A.
Thông điệp về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
-
B.
Thông điệp về sự thủy chung trong tình yêu
-
C.
Đừng vì chạy theo những thứ xa hoa, phù du mà đánh mất đi con người mình.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là:
-
A.
Thể thơ đậm đà truyền thống dân tộc
-
B.
Nhịp thơ da diết, ấn tượng
-
C.
Sử dụng biện pháp nghệ thuật đắc sắc
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Lời giải và đáp án
Tác giả của tác phẩm Chân quê là:
-
A.
Huy Cận
-
B.
Nguyễn Bính
-
C.
Nguyễn Huy Tưởng
-
D.
Tế Hanh
Đáp án : B
Nhớ lại tác giả của tác phẩm
Tác giả của tác phẩm Chân quê là Nguyễn Bính
Thể loại của tác phẩm là:
-
A.
Thơ bảy chữ
-
B.
Thơ lục bát
-
C.
Truyện thơ Nôm
-
D.
Thơ tự do
Đáp án : B
Đọc lướt tác phẩm
Thể loại của tác phẩm là thơ lục bát
Bài thơ Chân quê được rút từ tập:
-
A.
Tương tư
-
B.
Chân quê
-
C.
Tâm hồn tôi
-
D.
Sao chẳng về đây
Đáp án : C
Nhớ lại xuất xứ của tác phẩm
Bài thơ Chân quê được rút từ tập Tâm hồn tôi
Ý nào sau đây đúng khi nói về tác phẩm Chân quê?
-
A.
Là một sáng tác tiêu biểu cho tâm hồn thơ Nguyễn Bính
-
B.
Bài thơ được coi là châm ngôn sống, lẽ sống của tác giả
-
C.
Là bài thơ đầu tay của Nguyễn Bính
-
D.
A và B đúng
Đáp án : D
Nhớ lại kiến thức về tác phẩm
Bài thơ Chân quê là một sáng tác tiêu biểu cho tâm hồn thơ Nguyễn Bính, bài thơ được coi là châm ngôn sống, lẽ sống của tác giả
Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ?
-
A.
Vui mừng, hạnh phúc
-
B.
Yêu thương, xót xa
-
C.
Tiếc nuối, hụt hẫng
-
D.
Hạnh phúc, hụt hẫng
Đáp án : C
Đọc lại văn bản và chọn lọc những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong bài thơ.
Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc: buồn bã, tiếc nuối và hụt hẫng khi gặp lại nhân vật “em” bởi nhận ra sự thay đổi của người con gái mình yêu, cô gái ấy đã dần mất đi sự giản dị, mộc mạc ngày trước.
Tác giả đã liệt kê những hình ảnh nào để miêu tả về sự giản dị của cô gái:
-
A.
áo tứ thân, yếm lụa đào, khăn nhung
-
B.
khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm
-
C.
yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen
-
D.
nón ba tầm, khăn nhung, quần lĩnh
Đáp án : C
Đọc kĩ bài thơ, chú ý những hình ảnh miêu tả sự giản dị của cô gái
Liệt kê: Tác giả liệt kê hình ảnh yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen để miêu tả về sự chân chất, giản dị đúng chất thôn quê ngày xưa của cô gái
Tác giả đã liệt kê những hình ảnh nào để miêu tả về sự thay đổi của cô gái:
-
A.
áo tứ thân, yếm lụa đào, khăn nhung
-
B.
khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm
-
C.
yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen
-
D.
nón ba tầm, khăn nhung, quần lĩnh
Đáp án : B
Đọc kĩ bài thơ, chú ý những hình ảnh miêu tả sự thay đổi của cô gái
Liệt kê: Tác giả liệt kê hình ảnh khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm để miêu tả sự thay đổi của nhân vật “em”.
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
-
A.
Liệt kê
-
B.
Điệp cấu trúc
-
C.
Câu hỏi tu từ, câu cảm thán
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc kĩ bài thơ
Nhớ lại dấu hiệu nhận biết về biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ:
+ Liệt kê: Tác giả liệt kê hình ảnh yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen để miêu tả về sự chân chất, giản dị đúng chất thôn quê ngày xưa của cô gái và liệt kê hình ảnh khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm để miêu tả sự thay đổi của nhân vật “em”.
+ Điệp cấu trúc: “nào đâu… cái”
+Câu hỏi tu từ, câu cảm thán và thể thơ lục bát.
Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?
-
A.
Thông điệp về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
-
B.
Thông điệp về sự thủy chung trong tình yêu
-
C.
Đừng vì chạy theo những thứ xa hoa, phù du mà đánh mất đi con người mình.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : C
Thông qua văn bản, hình ảnh và cảm xúc của các nhân vật trong văn bản, cho biết tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì.
Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy sống là chính mình, đừng vì chạy theo những thứ xa hoa, phù du mà đánh mất đi con người mình.
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là:
-
A.
Thể thơ đậm đà truyền thống dân tộc
-
B.
Nhịp thơ da diết, ấn tượng
-
C.
Sử dụng biện pháp nghệ thuật đắc sắc
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc kĩ bài thơ và rút ra đặc sắc nghệ thuật
Chân quê viết theo thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc, khiến bài thơ trở nên tha thiết và tâm tình hơn, thể hiện thành công tâm trạng nhân vật. Được viết theo nhịp thơ 2/2 đầy ấn tượng và hợp lí. Đồng thời, việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc càng tô đậm tâm lý và tình cảm của nhân vật