Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Nhớ đồng kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ


Trắc nghiệm Nhớ đồng - Phân tích Văn 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm là gì?

  • A.

    Năm 1938, khi Tố Hữu mới được kết nạp Đảng

  • B.

    29-4-1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ

  • C.

    Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô.

  • D.

    Sáng tác năm 1948 khi tác giả cùng với đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp.

Câu 2 :

Bài thơ được trích trong tập thơ nào?

  • A.

    Việt Bắc

  • B.

    Gió lộng

  • C.

    Từ ấy

  • D.

    Ra trận

Câu 3 :

Tiếng hò trong hai câu đầu tiên có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?

  • A.

    Gợi ra nỗi đau của tác giả

  • B.

    Gợi ra niềm thương nhớ của tác giả

  • C.

    Gợi ra ước mơ của tác giả

  • D.

    Gợi ra tình yêu thầm kín của tác giả

Câu 4 :

Các hình ảnh hiện lên ở khổ thứ hai có đặc điểm gì?

  • A.

    Khác thường

  • B.

    Xa lạ

  • C.

    Gần gũi, thân thương

  • D.

    Hoành tráng

Câu 5 :

Hình ảnh “bàn tay… vãi giống tung trời” làm người đọc liên tưởng đến điều gì?

  • A.

    Bàn tay của những người nông dân

  • B.

    Thiên nhiên tươi đẹp

  • C.

    Vụ mùa bội thu

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Đối tượng được gọi là “hồn thân” ở khổ thứ 9 gồm những ai?

  • A.

    Những người phụ nữ

  • B.

    Những người chiến sĩ

  • C.

    Những người nông dân

  • D.

    Người lái đò

Câu 7 :

Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” biểu đạt cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

  • A.

    Gợi lên cảm giác nhớ quê hương của tác giả

  • B.

    Gợi lên tình cảnh, mong muốn được tự do của tác giả

  • C.

    Gợi nhớ đến nỗi buồn trước khi của tác giả

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Từ “đồng” trong nhan đề có thể được hiểu như thế nào?

  • A.

    Biểu hiện cho nỗi nhớ quê hương.

  • B.

    Là những người cùng chung lý tưởng, luôn đấu tranh để giải phóng dân tộc.

  • C.

    Biểu hiện cho nỗi nhớ về những ngày tháng còn được sống và tận hưởng vẻ đẹp bình dị của quê hương.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Từ "đâu" đóng vai trò gì trong câu từ của bài thơ?

  • A.

    Khiến bài thơ thêm nhạc điệu

  • B.

    Thể hiện tâm trạng ngổn ngang, vô định của một người thanh niên luôn sôi sục lòng yêu quê hương, đất nước

  • C.

    Là câu hỏi chưa có lời đáp mà nhà thơ đặt ra cho người đọc

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 10 :

Việc sử dụng luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm thán trong văn bản có tác dụng gì?

  • A.

    Giúp làm tăng thêm, giá trị biểu cảm của bài thơ.

  • B.

    Giúp người đọc hình dung ra được quê hương trong tác giả, nó giản dị, ấm no và hạnh phúc đến như thế nào.

  • C.

    Gợi lên tâm trạng ngổn ngang của tác giả, bất giác nhớ về quê hương với những hình ảnh rất đỗi quen thuộc thân thương.

  • D.

    Tất cả đáp án trên

Câu 11 :

Giá trị nội dung của bài thơ là?

  • A.

    Là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do của tác giả

  • B.

    Thể hiện niềm say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.

  • C.

    Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của tác giả

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 12 :

Giá trị nghệ thuật của bài thơ là?

  • A.

    Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

  • B.

    Sử dụng thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

  • C.

    Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm là gì?

  • A.

    Năm 1938, khi Tố Hữu mới được kết nạp Đảng

  • B.

    29-4-1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ

  • C.

    Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô.

  • D.

    Sáng tác năm 1948 khi tác giả cùng với đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

* Hoàn cảnh sáng tác

- 1939, nguy cơ đại chiến thứ hai bùng nổ. Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.

- 29-4-1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ → sáng tác bài thơ. Tố Hữu mới được kết nạp vào Đảng 1938, đang say sưa hoạt động phong trào, bị bắt, thế giới nhà tù cô đơn ngăn cản cuộc sống bên ngoài nhà tù.

Câu 2 :

Bài thơ được trích trong tập thơ nào?

  • A.

    Việt Bắc

  • B.

    Gió lộng

  • C.

    Từ ấy

  • D.

    Ra trận

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại xuất xứ của bài thơ

Lời giải chi tiết :

Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy, viết chính thức vào tháng 7-1939.

Câu 3 :

Tiếng hò trong hai câu đầu tiên có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?

  • A.

    Gợi ra nỗi đau của tác giả

  • B.

    Gợi ra niềm thương nhớ của tác giả

  • C.

    Gợi ra ước mơ của tác giả

  • D.

    Gợi ra tình yêu thầm kín của tác giả

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và phân tích hai câu đầu tiên của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Tiếng hò cố mối quan hệ mật thiết đến nỗi nhớ của tác giả. Đây có thể coi là chiếc cầu nối gợi ra nỗi niềm thương nhớ của tác giả. Nó có thể giống với tiếng hò xưa mà tác giả đã từng nghe, bởi vậy khi nghe thấy câu hò, nỗi nhớ trong tác giả trỗi dậy, nuốt trọn tâm trạng của tác giả.

Câu 4 :

Các hình ảnh hiện lên ở khổ thứ hai có đặc điểm gì?

  • A.

    Khác thường

  • B.

    Xa lạ

  • C.

    Gần gũi, thân thương

  • D.

    Hoành tráng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ khổ thơ thứ hai và chú ý các hình ảnh

Lời giải chi tiết :

Các hình ảnh hiện lên trong 2 khổ thơ hết sức gần gũi, thân thương. Đó là hình ảnh của đất, của rặng tre, ô mạ, nương khoai sắn… bình dị về một vùng quê yên bình với cuộc sống ấm no được gợi lên trong nỗi nhớ mênh mông của tác giả.

Câu 5 :

Hình ảnh “bàn tay… vãi giống tung trời” làm người đọc liên tưởng đến điều gì?

  • A.

    Bàn tay của những người nông dân

  • B.

    Thiên nhiên tươi đẹp

  • C.

    Vụ mùa bội thu

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ khổ thơ thứ năm và chú ý câu thơ cuối

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “bàn tay… vãi giống tung trời” gợi người đọc liên tưởng về bàn tay tần tảo, lam lũ của những người nông dân. Họ ngày đêm tham gia vào sản xuất, trồng lúa. “Vãi giống tung trời” có thể hiểu là khi đã vào mùa cấy lúa, người nông dân bước vào mùa gieo mạ, họ cầm từng nắm mạ ném xuống đất, xuống ruộng. Đây đều là hình ảnh hết sức gần gũi và ta đều có thể bắt gặp dễ dàng ở bất kỳ chỗ nào tại nông thôn Việt Nam xưa. Qua hình ảnh đó, ta thấy trong tác giả một nỗi nhớ đồng bào, nhớ quê hương da diết, mong muốn được trở về sát cánh cùng với người dân, với cách mạng của Tố Hữu.

Câu 6 :

Đối tượng được gọi là “hồn thân” ở khổ thứ 9 gồm những ai?

  • A.

    Những người phụ nữ

  • B.

    Những người chiến sĩ

  • C.

    Những người nông dân

  • D.

    Người lái đò

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kỹ khổ thơ thứ 9.

Lời giải chi tiết :

“Hồn thân” ở đây có thể hiểu là những người anh hùng nông dân, những người nông dân chất phác đã hy sinh cho cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Câu 7 :

Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” biểu đạt cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

  • A.

    Gợi lên cảm giác nhớ quê hương của tác giả

  • B.

    Gợi lên tình cảnh, mong muốn được tự do của tác giả

  • C.

    Gợi nhớ đến nỗi buồn trước khi của tác giả

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kỹ khổ thơ thứ 12.

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” gợi lên tình cảnh của tác giả. Như một con chim bị nhốt trong lồng, tác giả đang mong muốn được tự do, nhớ đến những ngày tháng tự do trước kia của mình.

Câu 8 :

Từ “đồng” trong nhan đề có thể được hiểu như thế nào?

  • A.

    Biểu hiện cho nỗi nhớ quê hương.

  • B.

    Là những người cùng chung lý tưởng, luôn đấu tranh để giải phóng dân tộc.

  • C.

    Biểu hiện cho nỗi nhớ về những ngày tháng còn được sống và tận hưởng vẻ đẹp bình dị của quê hương.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ tác phẩm, nhan đề và phân tích

Lời giải chi tiết :

Từ “đồng’ trong nhan đề có thể hiểu theo hai cách. Đầu tiên đó là đồng trong từ “cánh đồng”, đây là biểu hiện cho nỗi nhớ quê hương, nhớ về những ngày tháng còn được sống và tận hưởng vẻ đẹp bình dị của quê hương.

Tiếp đến, từ “đồng” có thể hiểu là “đồng chí” – những người cùng chí hướng, cùng làm cách mạng với tác giả. Đó là những người cùng chung lý tưởng, luôn đấu tranh để giải phóng dân tộc.

Câu 9 :

Từ "đâu" đóng vai trò gì trong câu từ của bài thơ?

  • A.

    Khiến bài thơ thêm nhạc điệu

  • B.

    Thể hiện tâm trạng ngổn ngang, vô định của một người thanh niên luôn sôi sục lòng yêu quê hương, đất nước

  • C.

    Là câu hỏi chưa có lời đáp mà nhà thơ đặt ra cho người đọc

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chú ý vào những từ “đâu” được sử dụng trong bài.

Lời giải chi tiết :

Từ “đâu” xuất hiện 10 lần trong tác phẩm. Nó thể hiện một tâm trạng ngổn ngang, vô định, không biết đi đâu, về đâu của một người thanh niên luôn sôi sục lòng yêu quê hương, đất nước với ý chí cách mạng mạnh mẽ nhưng lại chịu cảnh giam cầm, tù đày.

Câu 10 :

Việc sử dụng luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm thán trong văn bản có tác dụng gì?

  • A.

    Giúp làm tăng thêm, giá trị biểu cảm của bài thơ.

  • B.

    Giúp người đọc hình dung ra được quê hương trong tác giả, nó giản dị, ấm no và hạnh phúc đến như thế nào.

  • C.

    Gợi lên tâm trạng ngổn ngang của tác giả, bất giác nhớ về quê hương với những hình ảnh rất đỗi quen thuộc thân thương.

  • D.

    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kỹ toàn bộ tác phẩm.

Phân tích tác dụng việc sử dụng luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm thán trong văn bản

Lời giải chi tiết :

- Gợi lên tâm trạng ngổn ngang của tác giả, bất giác nhớ về quê hương với những hình ảnh rất đỗi quen thuộc thân thương.

- Giúp người đọc hình dung ra được quê hương trong tác giả, nó giản dị, ấm no và hạnh phúc đến như thế nào.

- Giúp làm tăng thêm, giá trị biểu cảm của bài thơ.

Câu 11 :

Giá trị nội dung của bài thơ là?

  • A.

    Là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do của tác giả

  • B.

    Thể hiện niềm say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.

  • C.

    Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của tác giả

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ và rút ra giá trị nội dung của bài thơ

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.

- Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

Câu 12 :

Giá trị nghệ thuật của bài thơ là?

  • A.

    Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

  • B.

    Sử dụng thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

  • C.

    Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ và rút ra giá trị nghệ thuật của bài thơ

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

- Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

- Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Chí Phèo kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Con đường mùa đông kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Dương phụ hành kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Lời tiễn dặn kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Một thời đại trong thi ca kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Nhớ đồng kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Sống hay không sống, đó là vấn đề kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Thời gian kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Tôi có một ước mơ kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Tràng giang kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài kết nối tri thức có đáp án