Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Nhớ con sông quê hương chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 9: Những chân trời kí ức


Trắc nghiệm Tác phẩm Nhớ con sông quê hương Văn 11 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả của bài thơ Nhớ con sông quê hương là:

  • A.
    Tế Hanh
  • B.
    Xuân Quỳnh
  • C.
    Huy Cận
  • D.
    Xuân Diệu
Câu 2 :

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Nhớ con sông quê hương là gì?

  • A.
    Khi tác giả có chuyến công tác
  • B.
    Bài thơ được sáng tác vào thời điểm này đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Mỹ
  • C.
    Bài thơ được sáng tác vào thời điểm này đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp
  • D.
    Năm 1954, khi hòa bình được lập lại
Câu 3 :

Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai?

  • A.
    Tác giả
  • B.
    Cô em gái nhà bên
  • C.
    Con sông quê hương
  • D.
    Đáp án khác
Câu 4 :

Trong hai câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng từ “tóc” để chỉ sự vật nào?

  • A.
    Hàng tre
  • B.
    Dòng sông
  • C.
    Đình làng
  • D.
    Giếng nước
Câu 5 :

Tác giả so sánh tâm hồn mình với điều gì?

  • A.
    Buổi trưa xuân
  • B.
    Buổi trưa thu
  • C.
    Buổi trưa hè
  • D.
    Buổi trưa đông
Câu 6 :

“Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”

Những câu thơ trên thể hiện tình cảm gì của tác giả với con sông quê hương?

  • A.
    Sự gắn bó tha thiết
  • B.
    Sự nhớ nhung
  • C.
    Sự yêu thương mặn nồng
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 7 :

“Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ”

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.
    Ẩn dụ
  • B.
    Hoán dụ
  • C.
    Nhân hóa
  • D.
    So sánh
Câu 8 :

Trong đoạn thơ tiếp theo, tác giả đã phải đi đâu?

  • A.
    Xa nhà, đi học xa
  • B.
    Xa nhà, đi kháng chiến
  • C.
    Xa nhà, đi làm xa
  • D.
    Xa nhà, đi lấy vợ
Câu 9 :

Ngày hôm nay, khi sống trong lòng miền Bắc, tác giả vẫn nhớ hình ảnh nào?

  • A.
    Hai tiếng “miền Nam”
  • B.
    Ánh sáng màu vàng, sắc trời xanh biếc
  • C.
    Những người không quen biết
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 10 :

Tác dụng của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ là gì?

  • A.
    Để tạo ra một hình ảnh chân thật, sống động về sông quê hương
  • B.
    Giúp người đọc thấu hiểu tâm trạng của tác giả
  • C.
    Giúp người đọc hiểu được suy nghĩ của tác giả
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 11 :

Nội dung chính của bài thơ là gì?

  • A.
    Ca ngợi vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của tác giả
  • B.
    Bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của tác giả
  • C.
    A và B đúng
  • D.
    A và B sai
Câu 12 :

Giá trị nghệ thuật bài thơ là gì?

  • A.
    Sử dụng lời thơ mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi, chân chất
  • B.
    Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc
  • C.
    Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả của bài thơ Nhớ con sông quê hương là:

  • A.
    Tế Hanh
  • B.
    Xuân Quỳnh
  • C.
    Huy Cận
  • D.
    Xuân Diệu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm kiếm thông tin trong sách, báo, internet,…

Nhớ lại thông tin về tác giả

Lời giải chi tiết :

Tác giả của bài thơ Nhớ con sông quê hương là Tế Hanh

Câu 2 :

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Nhớ con sông quê hương là gì?

  • A.
    Khi tác giả có chuyến công tác
  • B.
    Bài thơ được sáng tác vào thời điểm này đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Mỹ
  • C.
    Bài thơ được sáng tác vào thời điểm này đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp
  • D.
    Năm 1954, khi hòa bình được lập lại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tìm kiếm thông tin trong sách, báo, internet,…

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được sáng tác vào năm 1956, thời điểm này đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp

Câu 3 :

Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai?

  • A.
    Tác giả
  • B.
    Cô em gái nhà bên
  • C.
    Con sông quê hương
  • D.
    Đáp án khác

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết :

Chủ thể trữ tình trong đoạn thơ là nhân vật “tôi” (tác giả)

Câu 4 :

Trong hai câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng từ “tóc” để chỉ sự vật nào?

  • A.
    Hàng tre
  • B.
    Dòng sông
  • C.
    Đình làng
  • D.
    Giếng nước

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết :

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Câu 5 :

Tác giả so sánh tâm hồn mình với điều gì?

  • A.
    Buổi trưa xuân
  • B.
    Buổi trưa thu
  • C.
    Buổi trưa hè
  • D.
    Buổi trưa đông

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết :

Tâm hồn tôi là buổi trưa hè

Tỏa sáng dưới dòng sông láp loáng

Câu 6 :

“Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”

Những câu thơ trên thể hiện tình cảm gì của tác giả với con sông quê hương?

  • A.
    Sự gắn bó tha thiết
  • B.
    Sự nhớ nhung
  • C.
    Sự yêu thương mặn nồng
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn thơ và phân tích

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ thể hiện sự gắn bó tha thiết của con sông đối với cuộc đời Tế Hanh. Đó là hình ảnh con sông “tắm cả đời tôi”. Tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.

Câu 7 :

“Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ”

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.
    Ẩn dụ
  • B.
    Hoán dụ
  • C.
    Nhân hóa
  • D.
    So sánh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu thơ, nhớ lại kiến thức nhận biết biện pháp nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Phép nhân hóa giữa dòng sông và con người, càng làm cho hình ảnh dòng sông thêm gần gũi và thân thiết hơn. Con sông “quê hương” “sông tuổi trẻ” thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.

Câu 8 :

Trong đoạn thơ tiếp theo, tác giả đã phải đi đâu?

  • A.
    Xa nhà, đi học xa
  • B.
    Xa nhà, đi kháng chiến
  • C.
    Xa nhà, đi làm xa
  • D.
    Xa nhà, đi lấy vợ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn thơ tiếp theo

Lời giải chi tiết :

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến

Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển

Câu 9 :

Ngày hôm nay, khi sống trong lòng miền Bắc, tác giả vẫn nhớ hình ảnh nào?

  • A.
    Hai tiếng “miền Nam”
  • B.
    Ánh sáng màu vàng, sắc trời xanh biếc
  • C.
    Những người không quen biết
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết :

“Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc

Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”

Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng

Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc

Tôi nhớ cả những người không quen biết…”

Câu 10 :

Tác dụng của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ là gì?

  • A.
    Để tạo ra một hình ảnh chân thật, sống động về sông quê hương
  • B.
    Giúp người đọc thấu hiểu tâm trạng của tác giả
  • C.
    Giúp người đọc hiểu được suy nghĩ của tác giả
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định yếu tố tự sự được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc diễn tả nội dung.

Lời giải chi tiết :

- Trong đoạn thơ trên, yếu tố tự sự được sử dụng để tạo ra một hình ảnh chân thật, sống động về sông quê hương. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi với người đọc, tạo ra cảm giác như đang được đưa vào cảnh vật thực tế

- Yếu tố tự sự cũng giúp người đọc thấu hiểu tâm trạng, suy nghĩ của tác giả.

Câu 11 :

Nội dung chính của bài thơ là gì?

  • A.
    Ca ngợi vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của tác giả
  • B.
    Bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của tác giả
  • C.
    A và B đúng
  • D.
    A và B sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ và rút ra giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Nhớ con sông quê hương ca ngợi vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của tác giả – một vẻ đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.

Câu 12 :

Giá trị nghệ thuật bài thơ là gì?

  • A.
    Sử dụng lời thơ mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi, chân chất
  • B.
    Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc
  • C.
    Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ và rút ra giá trị nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

- Sử dụng lời thơ mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi, chân chất làm cho bao lòng người xao xuyến khi đọc

- Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

- Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như:  Ẩn dụ hình thức:  “Nước gương trong”, nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”, so sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Chiều sương chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Kính gửi cụ Nguyễn Du chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Muối của rừng chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Nguyệt cầm chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Nhớ con sông quê hương chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Thời gian chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Trao duyên chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Độc "Tiểu Thanh kí" chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tìm hiểu chung về Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chân trời sáng tạo có đáp án