Trắc nghiệm bài Tràng Giang - Tìm hiểu chung Văn 11 Kết nối tri thức
Đề bài
Bài thơ in trong tập?
-
A.
Trời mỗi ngày lại sáng
-
B.
Lửa thiêng
-
C.
Đất nở hoa
-
D.
Những năm sáu mươi
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là?
-
A.
Vào mùa xuân năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
-
B.
Vào mùa hạ năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
-
C.
Vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
-
D.
Vào mùa đông năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
Ý nghĩa nhan đề Tràng giang là?
-
A.
Gợi chiều sâu, chiều rộng của dòng sông theo nghĩa đen
-
B.
Gợi chiều sâu văn hóa, lịch sử
-
C.
Thể hiện tâm hồn cô đơn của thi sĩ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Bài thơ thuộc thể thơ nào?
-
A.
Thơ tự do
-
B.
Thơ bảy chữ
-
C.
Thơ sáu chữ
-
D.
Thơ năm chữ
Ý nghĩa lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” là gì?
-
A.
Thể hiện nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.
-
B.
Thể hiện hình ảnh thiên nhiên rộng lớn.
-
C.
Thể hiện tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Lời giải và đáp án
Bài thơ in trong tập?
-
A.
Trời mỗi ngày lại sáng
-
B.
Lửa thiêng
-
C.
Đất nở hoa
-
D.
Những năm sáu mươi
Đáp án : B
Nhớ lại kiến thức tìm hiểu chung về tác phẩm Tràng giang
Bài thơ Tràng giang in trong tập Lửa thiêng (tập thơ đầu tay, sáng tác khoảng 1937 – 1940)
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là?
-
A.
Vào mùa xuân năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
-
B.
Vào mùa hạ năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
-
C.
Vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
-
D.
Vào mùa đông năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
Đáp án : C
Nhớ lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Hoàn cảnh sáng tác: Vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
Ý nghĩa nhan đề Tràng giang là?
-
A.
Gợi chiều sâu, chiều rộng của dòng sông theo nghĩa đen
-
B.
Gợi chiều sâu văn hóa, lịch sử
-
C.
Thể hiện tâm hồn cô đơn của thi sĩ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc kĩ nhan đề và phân tích ý nghĩa
- Nhan đề của bài thơ là “Tràng Giang” cũng là một trong những dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. “Tràng Giang” vốn là hai từ Hán Việt để chỉ dòng sông dài.
- Trong Tiếng Việt, có hai từ nhằm miêu tả chiều dài đó là từ “Tràng” và từ “Trường”. Ở đây nhà thơ Huy Cận không viết là “Trường Giang” mà lại viết là “Tràng Giang”.
+ Bởi chữ “Trường” chỉ đơn thuần là miêu tả chiều dài.
+ Còn chữ “Tràng” với âm “vang” vốn là âm mở, nó không chỉ miêu tả chiều dài của dòng sông mà còn gợi lên chiều rộng của con sông.
→ Đó là một con sông được vẽ lên với không gian ba chiều: sâu chót vót; rộng mênh mông; dài dằng dặc. Dòng sông càng mênh mông, càng vô biên, vô cùng bao nhiêu thì tâm hồn thi nhân càng cô liêu, cô sầu bấy nhiêu.
Bài thơ thuộc thể thơ nào?
-
A.
Thơ tự do
-
B.
Thơ bảy chữ
-
C.
Thơ sáu chữ
-
D.
Thơ năm chữ
Đáp án : B
Dựa vào số từ trong một câu, số câu trong bài thơ
Bài thơ thuộc thể thơ bảy chữ
Ý nghĩa lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” là gì?
-
A.
Thể hiện nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.
-
B.
Thể hiện hình ảnh thiên nhiên rộng lớn.
-
C.
Thể hiện tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc kĩ lời đề từ và phân tích
- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn.
- Trời rộng được nhân hóa nhớ sông dài, cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ.
- Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả:
+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.
+ Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm.
→ Câu này là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.