Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Chuyện cổ nước mình chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 2: Miền cổ tích


Trắc nghiệm Phân tích chi tiết Chuyện cổ nước mình Văn 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Cho câu thơ sau:

Tôi (…) chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Đáp án đúng cần điền vào chỗ (…) là gì?

  • A.

    Thương

  • B.

    Quý

  • C.

    Yêu

  • D.

Câu 2 :

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào ?

  • A.

    Ở hiền gặp lành

  • B.

    Thương người như thể thương thân

  • C.

    Uống nước nhớ nguồn

  • D.

    Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Câu 3 :

Từ “độ trì” trong câu thơ “Người ngay thì gặp người tiên độ trì” được hiểu là gì ?

  • A.

    Đánh đuổi kẻ ác

  • B.

    Ai mong ước gì sẽ được như ý

  • C.

    Che chở, giúp đỡ con người vượt qua khó khăn

  • D.

    Một cuộc sống lí tưởng, đầy đủ

Câu 4 :

Chọn các đáp án đúng

Bài thơ đã nhắc đến những truyện dân gian nào?

Tấm Cám

Đẽo cày giữa đường

Thạch Sanh

Trầu cau

Sọ Dừa

Câu 5 :

Biện pháp tu từ nào được thể hiện trong hai câu thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa.

  • A.

    Nhân hóa.

  • B.

    Hoán dụ.

  • C.

    Ẩn dụ.

  • D.

    So sánh.

Câu 6 :

Cụm từ " người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?

  • A.

    Người sạch sẽ

  • B.

    Người thông minh

  • C.

    Người hiền lành, lương thiện

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Câu 7 :

Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì ?

  • A.

    Yêu chuyện cổ

  • B.

    Biết ơn ông cha đời trước

  • C.

    Tự hào về quê hương, đất nước

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Câu 8 :

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau" , tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

  • A.

    Chúng ta hãy sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc

  • B.

    Xã hội ngày một phát triển, chúng ta phải ra sức xây dựng kinh tế

  • C.

    Bồi đắp kiến thức là vấn đề cần thiết trong thời đại mới

  • D.

    Cần biết ơn các thế hệ đi trước

Câu 9 :

Trong văn bản Chuyện cổ nước mình , lý do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà là gì ?

Chuyện cổ nhân hậu

Chuyện cổ giúp chúng ta khám phá ra nhiều vùng đất mới

Chuyện cổ dạy chúng ta tình thương yêu

Chuyện cổ khuyên chúng ta phải sống tiết kiệm

Chuyện cổ cho chúng ta bài học làm người

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho câu thơ sau:

Tôi (…) chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Đáp án đúng cần điền vào chỗ (…) là gì?

  • A.

    Thương

  • B.

    Quý

  • C.

    Yêu

  • D.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại bài thơ trong SGK.

Lời giải chi tiết :

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Câu 2 :

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào ?

  • A.

    Ở hiền gặp lành

  • B.

    Thương người như thể thương thân

  • C.

    Uống nước nhớ nguồn

  • D.

    Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em đọc lại ý thơ và nhớ lại ý nghĩa của các câu tục ngữ đã cho.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”

Câu 3 :

Từ “độ trì” trong câu thơ “Người ngay thì gặp người tiên độ trì” được hiểu là gì ?

  • A.

    Đánh đuổi kẻ ác

  • B.

    Ai mong ước gì sẽ được như ý

  • C.

    Che chở, giúp đỡ con người vượt qua khó khăn

  • D.

    Một cuộc sống lí tưởng, đầy đủ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại phần chú thích trong văn bản SGK.

Lời giải chi tiết :

Từ “độ trì” trong câu thơ “Người ngay thì gặp người tiên độ trì” được hiểu là sự che chở, giúp đỡ con người vượt qua khó khăn.

Câu 4 :

Chọn các đáp án đúng

Bài thơ đã nhắc đến những truyện dân gian nào?

Tấm Cám

Đẽo cày giữa đường

Thạch Sanh

Trầu cau

Sọ Dừa

Đáp án

Tấm Cám

Đẽo cày giữa đường

Trầu cau

Phương pháp giải :
Em xem lại bài thơ và luận điểm Những bài học được ông cha gửi gắm trong chuyện cổ
Lời giải chi tiết :

Bài thơ đã nhắc đến các truyện: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Trầu cau.

Câu 5 :

Biện pháp tu từ nào được thể hiện trong hai câu thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa.

  • A.

    Nhân hóa.

  • B.

    Hoán dụ.

  • C.

    Ẩn dụ.

  • D.

    So sánh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em nhớ lại các biện pháp tu từ đã học và xem lại phần nghệ thuật.

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp so sánh “ Như con sông với chân trời đã xa”

Câu 6 :

Cụm từ " người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?

  • A.

    Người sạch sẽ

  • B.

    Người thông minh

  • C.

    Người hiền lành, lương thiện

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ lại câu thơ.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ "thị thơm thì giấu người thơm" bắt nguồn từ truyện cổ tích Tấm Cám, "người thơm" được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện.

Câu 7 :

Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì ?

  • A.

    Yêu chuyện cổ

  • B.

    Biết ơn ông cha đời trước

  • C.

    Tự hào về quê hương, đất nước

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em nắm nội dung tư tưởng tác phẩm và chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm đã thể hiện trực tiếp tình yêu của nhà thơ dành cho chuyện cổ, qua đó gián tiếp nói lên niềm tự hào và biết ơn của tác giả đối với cha ông, quê hương, đất nước.

Câu 8 :

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau" , tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

  • A.

    Chúng ta hãy sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc

  • B.

    Xã hội ngày một phát triển, chúng ta phải ra sức xây dựng kinh tế

  • C.

    Bồi đắp kiến thức là vấn đề cần thiết trong thời đại mới

  • D.

    Cần biết ơn các thế hệ đi trước

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ câu thơ và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.

Câu 9 :

Trong văn bản Chuyện cổ nước mình , lý do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà là gì ?

Chuyện cổ nhân hậu

Chuyện cổ giúp chúng ta khám phá ra nhiều vùng đất mới

Chuyện cổ dạy chúng ta tình thương yêu

Chuyện cổ khuyên chúng ta phải sống tiết kiệm

Chuyện cổ cho chúng ta bài học làm người

Đáp án

Chuyện cổ nhân hậu

Chuyện cổ dạy chúng ta tình thương yêu

Chuyện cổ cho chúng ta bài học làm người

Phương pháp giải :

Em đọc lại đoạn đầu bài thơ và chọn lọc các ý.

Lời giải chi tiết :

Lý do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà là: chuyện cổ nhân hậu, dạy chúng ta tình thương yêu và những bài học làm người sâu sắc.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Bài học đường đời đầu tiên chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Bàn về nhân vật Thánh Gióng chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Bánh chưng bánh giầy chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Chiếc lá cuối cùng chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Chị sẽ gọi em bằng tên chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Chuyện cổ nước mình chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Con gái của mẹ chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Con là… chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Con muốn làm một cái cây chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Cô bé bán diêm chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Cô gió mất tên chân trời sáng tạo có đáp án