Trắc nghiệm văn 7 phân tích bài thơ Nói với con kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 8: Trải nghiệm để trưởng t


Trắc nghiệm Phân tích bài thơ Nói với con Văn 7 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Nói với con ?

  • A.
    Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người
  • B.
    Là lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này của nhà thơ đối với quê hương
  • C.
    Là tiếng nói thiết tha của người con đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời
  • D.
    Bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ dành cho quê hương
Câu 2 :

Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo khổ

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

  • A.
    So sánh
  • B.
    Điệp từ
  • C.
    Ẩn dụ
  • D.
    Tất cả đáp án trên
Câu 3 :

Đoạn thơ sau nói về nội dung gì?

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo khổ

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

  • A.
    Phẩm chất của người đồng mình
  • B.
    Phẩm chất của người cha trong bài thơ
  • C.
    Phẩm chất của người con trong bài thơ
  • D.
    Niềm mong mỏi của ngời cha dành cho con là hãy sống như người đồng mình
Câu 4 :

Cách gọi “người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng chỉ đối tượng nào?

  • A.
    Những người sống cùng miền đất, quê hương
  • B.
    Những người ở cùng làng
  • C.
    Những người cùng nhà
  • D.
    Những người cùng thôn, xã
Câu 5 :

Đâu là những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình”?

  • A.
    Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất
  • B.
    Bền bỉ, nhẫn nãi, chịu đựng, hi sinh
  • C.
    Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí
  • D.
    Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai
Câu 6 :

Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” ở bài thơ Nói với con được dùng theo nghĩa nào?

  • A.
    Nghĩa thực
  • B.
    Nghĩa so sánh
  • C.
    Nghĩa cụ thể
  • D.
    Nghĩa ẩn dụ
Câu 7 :

Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” là:

  • A.
    Tục ngữ
  • B.
    Thành ngữ
  • C.
    Quán ngữ
  • D.
    Ca dao
Câu 8 :

Người cha nói với đứa con về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và quê hương nhằm mục đích gì?

  • A.
    Nhắc nhở đứa con nhớ về cội nguồn sinh dưỡng (gia đình và quê hương)
  • B.
    Người cha muốn đứa con trân trọng, tự hào quê hương và tình cảm gia đinh
  • C.
    Nhắc đứa con mạnh mẽ, kiên cường như truyền thống vượt khó của quê hương
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Nói với con ?

  • A.
    Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người
  • B.
    Là lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này của nhà thơ đối với quê hương
  • C.
    Là tiếng nói thiết tha của người con đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời
  • D.
    Bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ dành cho quê hương

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

Bài thơ là lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này của nhà thơ

Câu 2 :

Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo khổ

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

  • A.
    So sánh
  • B.
    Điệp từ
  • C.
    Ẩn dụ
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết :

Bằng những điệp từ, điệp ngữ, cách so sánh cụ thể, kết hợp với biện pháp ẩn dụ, lời tâm tình của người cha đã góp phần khẳng định người miền núi tuy vất cả nhưng học vẫn sống mạnh mẽ, gắn bó với quê hương

Câu 3 :

Đoạn thơ sau nói về nội dung gì?

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo khổ

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

  • A.
    Phẩm chất của người đồng mình
  • B.
    Phẩm chất của người cha trong bài thơ
  • C.
    Phẩm chất của người con trong bài thơ
  • D.
    Niềm mong mỏi của ngời cha dành cho con là hãy sống như người đồng mình

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ trên là niềm mong mỏi của người cha dành cho con là hãy sống như người đồng mình

Câu 4 :

Cách gọi “người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng chỉ đối tượng nào?

  • A.
    Những người sống cùng miền đất, quê hương
  • B.
    Những người ở cùng làng
  • C.
    Những người cùng nhà
  • D.
    Những người cùng thôn, xã

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Cách gọi “người đồng mình” trong bài thơ dùng chỉ những người sống cùng miền đất, quê hương

Câu 5 :

Đâu là những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình”?

  • A.
    Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất
  • B.
    Bền bỉ, nhẫn nãi, chịu đựng, hi sinh
  • C.
    Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí
  • D.
    Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ và rút ra những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình”

Lời giải chi tiết :

Những đức tính tốt đẹp của người đồng mình là hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí

Câu 6 :

Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” ở bài thơ Nói với con được dùng theo nghĩa nào?

  • A.
    Nghĩa thực
  • B.
    Nghĩa so sánh
  • C.
    Nghĩa cụ thể
  • D.
    Nghĩa ẩn dụ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu thơ để rút ra nghĩa của cấu

Lời giải chi tiết :

Từ “nhỏ bé” trong câu thơ trên dùng theo nghĩa ẩn dụ

Câu 7 :

Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” là:

  • A.
    Tục ngữ
  • B.
    Thành ngữ
  • C.
    Quán ngữ
  • D.
    Ca dao

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các khái niệm thành ngữ, tục ngữ, ca dao, quán ngữ

Lời giải chi tiết :

Cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” là thành ngữ

Câu 8 :

Người cha nói với đứa con về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và quê hương nhằm mục đích gì?

  • A.
    Nhắc nhở đứa con nhớ về cội nguồn sinh dưỡng (gia đình và quê hương)
  • B.
    Người cha muốn đứa con trân trọng, tự hào quê hương và tình cảm gia đinh
  • C.
    Nhắc đứa con mạnh mẽ, kiên cường như truyền thống vượt khó của quê hương
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Người cha nói về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và quê hương nhằm mục đích nhắc nhở về cội nguồn sinh dưỡng để qua đó nhắc nhở con mình thái độ trân trọng quê hương và phải sống như những người đồng mình


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết về trạng ngữ kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết về từ láy kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích bài thơ Ngàn sao làm việc kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích bài thơ Nói với con kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích bài thơ Quê hương kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích bài thơ Đồng dao mùa xuân kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích tác phẩm Người thầy đầu tiên kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Bầy chim chìa vôi kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Con hổ có nghĩa kết nối tri thức có đáp án