Trắc nghiệm vật lí 10 bài mở đầu cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Lí 10 Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập


Trắc nghiệm Mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật Lí - Vật Lí 10 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Lĩnh vực nào sau đây là đối tượng nghiên cứu của Vật Lí?

  • A.

    Cơ học, quang học

  • B.

    Nhiệt học, nhiệt động lực học

  • C.

    Điện từ học, hạt nhân nguyên tử

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 2 :

Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện để phát triển năng lực vật lí?

  • A.

    Có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí

  • B.

    Vận dụng được kiến thức, kĩ năng để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống.

  • C.

    Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp

  • D.

    Nhận biết được hạn chế của bản thân để tìm cách khắc phục.

Câu 3 :

Năm 1600, sự kiện nổi bật vật lí nào được diễn ra?

  • A.

    Galilei làm thí nghiệm tại tháp nghiêng Pisa

  • B.

    Newton công bố các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên

  • C.

    Joule tìm ra các định luật nhiệt động lực học

  • D.

    Faraday tìm ra hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 4 :

Newton công bố các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên vào năm nào?

  • A.

    1600

  • B.

    1687

  • C.

    1785

  • D.

    1831

Câu 5 :

Thuyết lượng tử do ai xây dựng đầu tiên?

  • A.

    Newton

  • B.

    Faraday

  • C.

    Planck

  • D.

    Einstein

Câu 6 :

Từ cuối thế kỉ XIX đến nay, các nhà vật lí tập trung nghiên cứu về mảng vật lí gì?

  • A.

    Tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan

  • B.

    Dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên

  • C.

    Tập trung vào các mô hình lí thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng

  • D.

    Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 7 :

Năm 350 trước công nguyên (TCN), nhà khoa học nào đã dựa vào quan sát cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ

  • A.

    Galilei

  • B.

    Aristole

  • C.

    Joule

  • D.

    Planck

Câu 8 :

Máy hơi nước do ai sáng chế đầu tiên và vào năm nào?

  • A.

    Faraday, 1831

  • B.

    Einstein, 1905

  • C.

    James Watt, 1765

  • D.

    Newton, 1687

Câu 9 :

Máy hơi nước ra đời trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

  • A.

    Lần thứ nhất

  • B.

    Lần thứ hai

  • C.

    Lần thứ ba

  • D.

    Lần thứ tư

Câu 10 :

Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì?

  • A.

    Thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc

  • B.

    Sử dụng các thiết bị điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống

  • C.

    Tự động hóa các quá trình sản xuất

  • D.

    Sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, Internet toàn cầu

Câu 11 :

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được đời dựa vào việc khám phá ra hiện tượng gì?

  • A.

    Hiện tượng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ

  • B.

    Hiện tượng vật nổi lên trên bề mặt chất lỏng

  • C.

    Hiện tượng cảm ứng điện từ

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 12 :

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu vào khoảng năm nào?

  • A.

    Từ những năm 70 của thế kỉ XVIII

  • B.

    Từ những năm 70 của thế kỉ XIX

  • C.

    Từ những năm 70 của thế kỉ XX

  • D.

    Từ những năm 70 của thế kỉ XVII

Câu 13 :

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu vào thời gian nào?

  • A.

    Đầu thế kỉ XVIII

  • B.

    Đầu thế kỉ XIX

  • C.

    Đầu thế kỉ XX

  • D.

    Đầu thế kỉ XXI

Câu 14 :

Sự xuất hiện của điện thoại thông minh nằm trong cuộc cách mạng công  nghiệp lần thứ mấy?

  • A.

    Lần thứ nhất

  • B.

    Lần thứ hai

  • C.

    Lần thứ ba

  • D.

    Lần thứ tư

Câu 15 :

Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu vật lí?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 16 :

Có bao nhiêu bước nghiên cứu trong phương pháp thực nghiệm?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 17 :

Có 5 bước nghiên cứu trong phương pháp thực nghiệm:

  1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
  2. Thí nghiệm kiểm tra dự đoán
  3. Quan sát, thu thập thông tin
  4. Đưa ra dự đoán
  5. Kết luận

Hãy sắp xếp thứ tự tự đúng của các bước?

  • A.

    1 – 2 – 3 – 4 – 5

  • B.

    1 – 3 – 4 – 2 – 5

  • C.

    1 – 4 – 3 – 2 – 5

  • D.

    1 – 2 – 4 – 3 – 5

Câu 18 :

Có mấy bước nghiên cứu trong phương pháp mô hình?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 19 :

Kiểm tra sự phù hợp của mô hình là bước số mấy trong phương pháp mô hình?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 20 :

Có 4 bước trong phương pháp mô hình:

  1. Xây dựng mô hình
  2. Xác định đối tượng cần mô hình hóa
  3. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình
  4. Kết luận

Hãy sắp xếp các bước theo đúng thứ tự của phương pháp mô hình

  • A.

    1 – 2 – 3 – 4

  • B.

    2 – 1 – 3 – 4

  • C.

    3 – 2 – 1 – 4

  • D.

    3 – 1 – 2 – 4

Câu 21 :

Việc cải tiến máy móc thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp có tác động tiêu cực như thế nào với đời sống?

  • A.

    Ô nhiễm môi trường

  • B.

    Hủy hoại hệ sinh thái

  • C.

    Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

  • D.

    Tất cả các phương án trên.

Câu 22 :

Thiết bị dưới đây có tên là gì?

  • A.

    Bộ chuyển đổi điện áp

  • B.

    Máy biến áp

  • C.

    Máy đo thời gian

  • D.

    Máy đo vận tốc

Câu 23 :

Thiết bị dưới đây có tên là gì?

  • A.

    Bộ chuyển đổi điện áp

  • B.

    Máy biến áp

  • C.

    Máy đo thời gian

  • D.

    Máy đo vận tốc

Câu 24 :

Trong phòng thực hành, kí hiệu dưới đây mô tả điều gì?

  • A.

    Bình khí nén áp suất cao

  • B.

    Cảnh báo tia laser

  • C.

    Nhiệt độ cao

  • D.

    Từ trường

Câu 25 :

Tại sao khi sử dụng xong bộ thí nghiệm quang hình, ta phải đậy tấm vải sạch lên?

  • A.

    Để bộ thí nghiệm mới

  • B.

    Để tránh ánh sáng từ bên ngoài

  • C.

    Để tránh bụi bẩn

  • D.

    Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 26 :

Tại sao không được dùng tay lau hay sờ lên mặt của thấu kính?

  • A.

    Thấu kính bị mờ

  • B.

    Thấu kính dễ bị mốc

  • C.

    Cả hai phương án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai phương án trên đều sai

Câu 27 :

Khi phát hiện người bị điện giật, ta phải làm gì đầu tiên?

  • A.

    Gọi cấp cứu

  • B.

    Gọi người đến sơ cứu

  • C.

    Ngắt nguồn điện

  • D.

    Đưa người bị điện giật ra khỏi khu có điện.

Câu 28 :

Quy tắc nào sau đây không phải là quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

  • A.

    Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm

  • B.

    Khi vào phòng thí nghiệm là thực hiện luôn thí nghiệm

  • C.

    Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện

  • D.

    Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.

Câu 29 :

Khi phòng thực hành có đám cháy, việc làm nào sau đây là sai?

  • A.

    Ngắt toàn bộ hệ thống điện.

  • B.

    Đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn.

  • C.

    Sử dụng nước để dập tắt đám cháy nơi có chứa các thiết bị điện

  • D.

    Không được sử dụng CO 2 để dập tắt đám cháy quần áo trên người hoặc cháy kim loại kiềm.

Câu 30 :

Sử dụng dụng cụ đo để đọc kết quả là:

  • A.

    Phép đo trực tiếp

  • B.

    Phép đo gián tiếp

  • C.

    Phép đo đồ thị

  • D.

    Phép đo thực nghiệm

Câu 31 :

Có bao nhiêu phép đo?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 32 :

Có bao nhiêu loại sai số?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 33 :

Sai số hệ thống thường có nguyên nhân do đâu mà ra?

  • A.

    Do dụng cụ

  • B.

    Do người đo

  • C.

    Do thực hiện phép đo nhiều

  • D.

    Cả A, B đều đúng

Câu 34 :

Để khắc phục sai số ngẫu nhiên, ta thường làm gì?

  • A.

    Xem lại thao tác đo

  • B.

    Tiến hành thí nghiệm nhiều lần và tính sai số

  • C.

    Khởi động lại thiết bị thí nghiệm

  • D.

    Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 35 :

Để xác định thời gian đi của bạn A trong quãng đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ta có bảng số liệu dưới đây:

Lần đo

1

2

3

Thời gian (s)

35,20

36,15

35,75

Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu?

  • A.

    0,30 s

  • B.

    0,31 s

  • C.

    0,32 s

  • D.

    0,33 s

Câu 36 :

Cho kết quả của phép đo là: \(v = 3,41 \pm 0,12(m/s)\). Sai số tỉ đối của phép đo là:

  • A.

    3,51%

  • B.

    3,52%

  • C.

    3,53%

  • D.

    3,54%

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Lĩnh vực nào sau đây là đối tượng nghiên cứu của Vật Lí?

  • A.

    Cơ học, quang học

  • B.

    Nhiệt học, nhiệt động lực học

  • C.

    Điện từ học, hạt nhân nguyên tử

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các lĩnh vực nghiên cứu của Vật lí rất đa dạng: cơ học, điện học, điện từ học, quang học, âm học, nhiệt học, nhiệt động lực học, vật lí nguyên tử và hạt nhân, vật lí lượng tử, thuyết tương đối.

Lời giải chi tiết :

Các lĩnh vực nghiên cứu của Vật lí: cơ học, điện học, điện từ học, quang học, âm học, nhiệt học, nhiệt động lực học, vật lí nguyên tử và hạt nhân, vật lí lượng tử, thuyết tương đối.

Câu 2 :

Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện để phát triển năng lực vật lí?

  • A.

    Có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí

  • B.

    Vận dụng được kiến thức, kĩ năng để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống.

  • C.

    Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp

  • D.

    Nhận biết được hạn chế của bản thân để tìm cách khắc phục.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa Vật lí 10 trang 7

Lời giải chi tiết :

Việc học tập môn Vật lí giúp các em hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính sau:

+ Có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí => A đúng

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống => B đúng

+ Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp => C đúng

=> D sai

Câu 3 :

Năm 1600, sự kiện nổi bật vật lí nào được diễn ra?

  • A.

    Galilei làm thí nghiệm tại tháp nghiêng Pisa

  • B.

    Newton công bố các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên

  • C.

    Joule tìm ra các định luật nhiệt động lực học

  • D.

    Faraday tìm ra hiện tượng cảm ứng điện từ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sơ đồ trình bày các giai đoạn chính trong quá trình phát triển của Vật lí

Lời giải chi tiết :

Năm 1600, Galilei làm thí nghiệm tại tháp nghiêng Pisa

Câu 4 :

Newton công bố các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên vào năm nào?

  • A.

    1600

  • B.

    1687

  • C.

    1785

  • D.

    1831

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sơ đồ trình bày các giai đoạn chính trong quá trình phát triển của Vật lí

Lời giải chi tiết :

+ Năm 1600, Galilei làm thí nghiệm tại tháp nghiêng Pisa

+ Năm 1687, Newton công bố các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên

+ Năm 1785, Joule tìm ra các định luật nhiệt động lực học

+ Năm 1831, Faraday tìm ra hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 5 :

Thuyết lượng tử do ai xây dựng đầu tiên?

  • A.

    Newton

  • B.

    Faraday

  • C.

    Planck

  • D.

    Einstein

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sơ đồ trình bày các giai đoạn chính trong quá trình phát triển của Vật lí

Lời giải chi tiết :

Năm 1900, Planck xây dựng thuyết lượng tử

Câu 6 :

Từ cuối thế kỉ XIX đến nay, các nhà vật lí tập trung nghiên cứu về mảng vật lí gì?

  • A.

    Tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan

  • B.

    Dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên

  • C.

    Tập trung vào các mô hình lí thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng

  • D.

    Cả 3 phương án trên đều đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sơ đồ trình bày các giai đoạn chính trong quá trình phát triển của Vật lí

Lời giải chi tiết :

Từ cuối thế kỉ XIX đến nay, các nhà vật lí tập trung nghiên cứu vào các mô hình lí thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng

Câu 7 :

Năm 350 trước công nguyên (TCN), nhà khoa học nào đã dựa vào quan sát cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ

  • A.

    Galilei

  • B.

    Aristole

  • C.

    Joule

  • D.

    Planck

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sơ đồ trình bày các giai đoạn chính trong quá trình phát triển của Vật lí

Lời giải chi tiết :

Năm 350 TCN, Aristole đã dựa vào quan sát và cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ

Câu 8 :

Máy hơi nước do ai sáng chế đầu tiên và vào năm nào?

  • A.

    Faraday, 1831

  • B.

    Einstein, 1905

  • C.

    James Watt, 1765

  • D.

    Newton, 1687

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa vật lí 10 trang 8

Lời giải chi tiết :

Máy hơi nước do James Watt (Giêm Oát) sáng chế năm 1765 dựa trên những kết quả nghiên cứu về Nhiệt.

Câu 9 :

Máy hơi nước ra đời trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

  • A.

    Lần thứ nhất

  • B.

    Lần thứ hai

  • C.

    Lần thứ ba

  • D.

    Lần thứ tư

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa vật lí 10 trang 8

Lời giải chi tiết :

Máy hơi nước do James Watt sáng chế năm 1765 đã tạo nên bước khởi đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Câu 10 :

Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì?

  • A.

    Thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc

  • B.

    Sử dụng các thiết bị điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống

  • C.

    Tự động hóa các quá trình sản xuất

  • D.

    Sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, Internet toàn cầu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

+ Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ nhất là thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc

+ Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ hai là sử dụng các thiết bị điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống.

+ Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ ba là tự động hóa các quá trình sản xuất.

+ Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ tư là sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, Internet toàn cầu.

Câu 11 :

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được đời dựa vào việc khám phá ra hiện tượng gì?

  • A.

    Hiện tượng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ

  • B.

    Hiện tượng vật nổi lên trên bề mặt chất lỏng

  • C.

    Hiện tượng cảm ứng điện từ

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa Vật lí 10 trang 8

Lời giải chi tiết :

Nhờ vào việc khám phá ra hiện tượng cảm ứng điện từ của nhà vật lí Faraday mà sau đó các máy phát điện ra đời, là cơ sở cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Câu 12 :

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu vào khoảng năm nào?

  • A.

    Từ những năm 70 của thế kỉ XVIII

  • B.

    Từ những năm 70 của thế kỉ XIX

  • C.

    Từ những năm 70 của thế kỉ XX

  • D.

    Từ những năm 70 của thế kỉ XVII

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa Vật lí 10 trang 8

Lời giải chi tiết :

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm 70 của thế kỉ XX, với đặc trưng là tự động hóa các quá trình sản xuất

Câu 13 :

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu vào thời gian nào?

  • A.

    Đầu thế kỉ XVIII

  • B.

    Đầu thế kỉ XIX

  • C.

    Đầu thế kỉ XX

  • D.

    Đầu thế kỉ XXI

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa Vật lí 10 trang 9

Lời giải chi tiết :

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được coi là bắt đầu vào đầu thế kỉ XXI

Câu 14 :

Sự xuất hiện của điện thoại thông minh nằm trong cuộc cách mạng công  nghiệp lần thứ mấy?

  • A.

    Lần thứ nhất

  • B.

    Lần thứ hai

  • C.

    Lần thứ ba

  • D.

    Lần thứ tư

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa vật lí 10 trang 8, 9

Lời giải chi tiết :

+ Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ nhất là thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc

+ Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ hai là sử dụng các thiết bị điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống.

+ Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ ba là tự động hóa các quá trình sản xuất.

+ Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ tư là sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, Internet toàn cầu.

=> Điện thoại thông minh nằm trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Câu 15 :

Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu vật lí?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Có 2 phương pháp nghiên cứu vật lí:

+ Phương pháp thực nghiệm

+ Phương pháp mô hình

Câu 16 :

Có bao nhiêu bước nghiên cứu trong phương pháp thực nghiệm?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Có 5 bước nghiên cứu trong phương pháp thực nghiệm:

+ Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu

+ Bước 2: Quan sát, thu thập thông tin

+ Bước 3: Đưa ra dự đoán

+ Bước 4: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán

+ Bước 5: Kết luận.

Câu 17 :

Có 5 bước nghiên cứu trong phương pháp thực nghiệm:

  1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
  2. Thí nghiệm kiểm tra dự đoán
  3. Quan sát, thu thập thông tin
  4. Đưa ra dự đoán
  5. Kết luận

Hãy sắp xếp thứ tự tự đúng của các bước?

  • A.

    1 – 2 – 3 – 4 – 5

  • B.

    1 – 3 – 4 – 2 – 5

  • C.

    1 – 4 – 3 – 2 – 5

  • D.

    1 – 2 – 4 – 3 – 5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sơ đồ của phương pháp thực nghiệm:

Lời giải chi tiết :

Lời giải chi tiết:

Có 5 bước nghiên cứu trong phương pháp thực nghiệm:

+ Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu

+ Bước 2: Quan sát, thu thập thông tin

+ Bước 3: Đưa ra dự đoán

+ Bước 4: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán

+ Bước 5: Kết luận.

Câu 18 :

Có mấy bước nghiên cứu trong phương pháp mô hình?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sơ đồ phương pháp mô hình

Lời giải chi tiết :

Có 4 bước nghiên cứu trong phương pháp mô hình

Câu 19 :

Kiểm tra sự phù hợp của mô hình là bước số mấy trong phương pháp mô hình?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sơ đồ phương pháp mô hình

Lời giải chi tiết :

Kiểm tra sự phù hợp của mô hình là bước 3 trong phương pháp mô hình

Câu 20 :

Có 4 bước trong phương pháp mô hình:

  1. Xây dựng mô hình
  2. Xác định đối tượng cần mô hình hóa
  3. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình
  4. Kết luận

Hãy sắp xếp các bước theo đúng thứ tự của phương pháp mô hình

  • A.

    1 – 2 – 3 – 4

  • B.

    2 – 1 – 3 – 4

  • C.

    3 – 2 – 1 – 4

  • D.

    3 – 1 – 2 – 4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sơ đồ phương pháp mô hình

Lời giải chi tiết :

Dựa vào sơ đồ của phương pháp mô hình => Các bước sắp xếp đúng của phương pháp mô hình là: 2 – 1 – 3 – 4

Câu 21 :

Việc cải tiến máy móc thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp có tác động tiêu cực như thế nào với đời sống?

  • A.

    Ô nhiễm môi trường

  • B.

    Hủy hoại hệ sinh thái

  • C.

    Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

  • D.

    Tất cả các phương án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ứng dụng các thành tựu vật lí vào công nghệ không chỉ mang lại lợi ích cho nhân loại mà còn có thể làm ô nhiễm môi trường, hủy hoại hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người,...

Câu 22 :

Thiết bị dưới đây có tên là gì?

  • A.

    Bộ chuyển đổi điện áp

  • B.

    Máy biến áp

  • C.

    Máy đo thời gian

  • D.

    Máy đo vận tốc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát hình và vận dụng sự hiểu biết

Lời giải chi tiết :

Thiết bị trên có tên là “ Máy biến áp” (máy biến thế)

Câu 23 :

Thiết bị dưới đây có tên là gì?

  • A.

    Bộ chuyển đổi điện áp

  • B.

    Máy biến áp

  • C.

    Máy đo thời gian

  • D.

    Máy đo vận tốc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ và vận dụng sự hiểu biết của em

Lời giải chi tiết :

Thiết bị trên có tên là “Bộ chuyển đổi điện áp”

Câu 24 :

Trong phòng thực hành, kí hiệu dưới đây mô tả điều gì?

  • A.

    Bình khí nén áp suất cao

  • B.

    Cảnh báo tia laser

  • C.

    Nhiệt độ cao

  • D.

    Từ trường

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức ngoài thực tế

Lời giải chi tiết :

Biển báo trên là kí hiệu mô tả “Cảnh báo tia laser”

Câu 25 :

Tại sao khi sử dụng xong bộ thí nghiệm quang hình, ta phải đậy tấm vải sạch lên?

  • A.

    Để bộ thí nghiệm mới

  • B.

    Để tránh ánh sáng từ bên ngoài

  • C.

    Để tránh bụi bẩn

  • D.

    Cả 3 phương án trên đều đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Các thiết bị quang học rất dễ mốc, xước, nứt, vỡ và dính bụi bẩn, làm ảnh hưởng đến đường truyền tia sáng và sai lệch kết quả thí nghiệm nên sau khi thực hiện xong thí nghiệm, ta phải đậy miếng vải lên.

Câu 26 :

Tại sao không được dùng tay lau hay sờ lên mặt của thấu kính?

  • A.

    Thấu kính bị mờ

  • B.

    Thấu kính dễ bị mốc

  • C.

    Cả hai phương án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai phương án trên đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Các thiết bị quang học rất dễ mốc, xước, nứt, vỡ và dính bụi bẩn. Khi tay ta sờ vào mặt thấu kính, vi khuẩn từ tay dính vào mặt kính, làm cho mặt thấu kính dễ bị mốc.

Câu 27 :

Khi phát hiện người bị điện giật, ta phải làm gì đầu tiên?

  • A.

    Gọi cấp cứu

  • B.

    Gọi người đến sơ cứu

  • C.

    Ngắt nguồn điện

  • D.

    Đưa người bị điện giật ra khỏi khu có điện.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Khi phát hiện người bị điện giật cần nhanh chóng ngắt nguồn điện hoặc sử dụng vật cách điện để tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

Câu 28 :

Quy tắc nào sau đây không phải là quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

  • A.

    Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm

  • B.

    Khi vào phòng thí nghiệm là thực hiện luôn thí nghiệm

  • C.

    Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện

  • D.

    Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Một số quy tắc an toàn trong phòng thực hành:

+ Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm => A đúng.

+ Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện => C đúng

+ Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại => D đúng

+ Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm => B sai.

Câu 29 :

Khi phòng thực hành có đám cháy, việc làm nào sau đây là sai?

  • A.

    Ngắt toàn bộ hệ thống điện.

  • B.

    Đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn.

  • C.

    Sử dụng nước để dập tắt đám cháy nơi có chứa các thiết bị điện

  • D.

    Không được sử dụng CO 2 để dập tắt đám cháy quần áo trên người hoặc cháy kim loại kiềm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Khi phòng thực hành có đám cháy, cần lưu ý:

+ Ngắt toàn bộ hệ thống điện.

+ Đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn.

+ Không được sử dụng nước để dập tắt đám cháy nơi có chứa các thiết bị điện

+ Không được sử dụng CO 2 để dập tắt đám cháy quần áo trên người hoặc cháy kim loại kiềm.

Câu 30 :

Sử dụng dụng cụ đo để đọc kết quả là:

  • A.

    Phép đo trực tiếp

  • B.

    Phép đo gián tiếp

  • C.

    Phép đo đồ thị

  • D.

    Phép đo thực nghiệm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Có hai loại phép đo:

+ Phép đo trực tiếp: đo trực tiếp một đại lượng bằng dụng cụ đo, kết quả đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo

+ Phép đo gián tiếp: đo một đại lượng không trực tiếp mà thông qua công thức liên hệ với các đại lượng có thể đo trực tiếp

Câu 31 :

Có bao nhiêu phép đo?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Có hai loại phép đo:

+ Phép đo trực tiếp: đo trực tiếp một đại lượng bằng dụng cụ đo, kết qua đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo

+ Phép đo gián tiếp: đo một đại lượng không trực tiếp mà thông qua công thức liên hệ với các đại lượng có thể đo trực tiếp

Câu 32 :

Có bao nhiêu loại sai số?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có 2 loại sai số:

+ Sai số hệ thống

+ Sai số ngẫu nhiên

Câu 33 :

Sai số hệ thống thường có nguyên nhân do đâu mà ra?

  • A.

    Do dụng cụ

  • B.

    Do người đo

  • C.

    Do thực hiện phép đo nhiều

  • D.

    Cả A, B đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa Vật lí 10 trang 17

Lời giải chi tiết :

Sai số hệ thống có nguyên nhân:

+ Khách quan (do dụng cụ)

+ Chủ quan (do người đo)

Câu 34 :

Để khắc phục sai số ngẫu nhiên, ta thường làm gì?

  • A.

    Xem lại thao tác đo

  • B.

    Tiến hành thí nghiệm nhiều lần và tính sai số

  • C.

    Khởi động lại thiết bị thí nghiệm

  • D.

    Cả 3 phương án trên đều đúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa Vật lí trang 17

Lời giải chi tiết :

+ Khi lặp lại phép đo, ta nhận được các giá trị khác nhau, sự sai lệch này không có nguyên nhân rõ ràng nên gọi là sai số ngẫu nhiên.

+ Để khắc phục người ta thường tiến hành thí nghiệm nhiều lần và tính sai số.

Câu 35 :

Để xác định thời gian đi của bạn A trong quãng đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ta có bảng số liệu dưới đây:

Lần đo

1

2

3

Thời gian (s)

35,20

36,15

35,75

Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu?

  • A.

    0,30 s

  • B.

    0,31 s

  • C.

    0,32 s

  • D.

    0,33 s

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cách xác định sai số ngẫu nhiên tuyệt đối:

+ Bước 1: Tính giá trị trung bình của phép đo:\(\overline A  = \frac{{{A_1} + {A_2} + ... + {A_n}}}{n}\)

+ Bước 2: Tính sai số trong từng lần đo:

\(\Delta {A_1} = \left| {\overline A  - {A_1}} \right|;\Delta {A_2} = \left| {\overline A  - {A_2}} \right|;...;\Delta {A_n} = \left| {\overline A  - {A_n}} \right|\)

+ Bước 3: Tính sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo:

\(\overline {\Delta A}  = \frac{{\Delta {A_1} + \Delta {A_2} + ... + \Delta {A_n}}}{n}\)

Lời giải chi tiết :

+ Thời gian trung bình của phép đo là:

\(\overline t  = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}{3} = \frac{{35,20 + 36,15 + 35,75}}{3} = 35,70(s)\)

+ Sai số trong từng lần đo:

\(\begin{array}{l}\Delta {t_1} = \left| {\overline t  - {t_1}} \right| = \left| {35,70 - 35,20} \right| = 0,50(s)\\\Delta {t_2} = \left| {\overline t  - {t_2}} \right| = \left| {35,70 - 36,15} \right| = 0,45(s)\\\Delta {t_3} = \left| {\overline t  - {t_3}} \right| = \left| {35,70 - 35,75} \right| = 0,05(s)\end{array}\)

+ Sai số tuyệt đối trung bình:

\(\overline {\Delta t}  = \frac{{\Delta {t_1} + \Delta {t_2} + \Delta {t_3}}}{3} = \frac{{0,50 + 0,45 + 0,05}}{3} \approx 0,33(s)\)

Câu 36 :

Cho kết quả của phép đo là: \(v = 3,41 \pm 0,12(m/s)\). Sai số tỉ đối của phép đo là:

  • A.

    3,51%

  • B.

    3,52%

  • C.

    3,53%

  • D.

    3,54%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu thức tính sai số tỉ đối của phép đo là: \(\delta A = \frac{{\Delta A}}{{\overline A }}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

Sai số tỉ đối của phép đo là: \(\delta v = \frac{{\Delta v}}{{\overline v }}.100\%  = \frac{{0,12}}{{3,41}}.100\%  \approx 3,52\% \)


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm vật lí 10 bài 3 chủ đề 2 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 10 bài 4 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 10 bài 4 chủ đề 2 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 10 bài 5 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 10 bài 6 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 10 bài mở đầu cánh diều có đáp án