Trắc nghiệm vật lí 11 bài 5 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Lí 11 Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương II. Sóng


Trắc nghiệm Bài 5: Sóng và sự truyền sóng - Vật lí 11 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về sóng cơ:

  • A.
    Sóng cơ là những biến dạng cơ lan truyền trong một môi trường đàn hồi.
  • B.
    Sóng cơ là những chuyển động cơ lan truyền trong một môi trường.
  • C.
    Sóng cơ là những sự lan truyền trong một môi trường chân không.
  • D.
    Đáp án khác.
Câu 2 :

Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền:

  • A.
    trong môi trường đàn hồi
  • B.
    trong môi trường không gian
  • C.
    dao động trong không gian.
  • D.
    dao động trong chân không.
Câu 3 :

Biên độ sóng là gì?

  • A.
    là độ lệch nhỏ nhất của phần tử sóng.
  • B.
    là độ lệch lớn nhất của phần tử sóng khỏi vị trí cân bằng.
  • C.
    là độ lệch của phần tử sóng so với vị trí cân bằng.
  • D.
    Đáp án khác
Câu 4 :

Chu kì được kí hiệu là:

  • A.
    t
  • B.
    T
  • C.
    A
  • D.
    s
Câu 5 :

Một sóng cơ dao động có bước sóng là \(\lambda \) . Khoảng cách giữa n ngọn sóng liên tiếp là:

  • A.
    n bước sóng
  • B.
    n – 1 bước sóng
  • C.
    n + 1 bước sóng
  • D.
    2n bước sóng
Câu 6 :

Chọn phát biểu sai: Quá trình lan truyền của sóng cơ học:

  • A.
    Là quá trình truyền năng lượng.
  • B.
    Là quá trình truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian.
  • C.
    Là quá tình lan truyền của pha dao động.
  • D.
    Là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian và theo thời gian.
Câu 7 :

Chọn Câu trả lời sai

  • A.
    Sóng cơ học là những dao động truyền theo thời gian và trong không gian.
  • B.
    Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong một môi trường vật chất.
  • C.
    Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì là T.
  • D.
    Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn trong không gian với chu kì là λ.
Câu 8 :

Một sóng hình sin truyền trên một sợi dây dài. Ở thời điểm t, hình dạng của một đoạn dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử trên dây cùng nằm trên trục Ox. Bước sóng của sóng này bằng:

  • A.
    48cm
  • B.
    16cm
  • C.
    18cm
  • D.
    24cm
Câu 9 :

Một nguồn sáng sóng dao động theo phương trình u = acos(20ωt)(cm). Trong khoảng thời gian 1s sóng truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?

  • A.
    10
  • B.
    20
  • C.
    30
  • D.
    40
Câu 10 :

Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

  • A.
    tốc độ truyền sóng và bước sóng.
  • B.
    phương truyền sóng và tần số sóng.
  • C.
    phương dao động và phương truyền sóng.
  • D.
    phương dao động và tốc độ truyền sóng.
Câu 11 :

Sóng dọc là sóng có phương dao động

  • A.
    nằm ngang.
  • B.
    trùng với phương truyền sóng.
  • C.
    vuông góc với phương truyền sóng.
  • D.
    thẳng đứng.
Câu 12 :

Sóng ngang là sóng có phương dao động

  • A.
    nằm ngang.
  • B.
    trùng với phương truyền sóng.
  • C.
    vuông góc với phương truyền sóng.
  • D.
    thẳng đứng.
Câu 13 :

Một người quan sát mặt biển thấy có 5 ngọn sóng đi qua trước mặt mình Trong khoảng thời gian 10 (s) và đo được khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp bằng 5 m. Coi sóng biển là sóng ngang. Tốc độ của sóng biển là

  • A.
    v = 2 m/s.
  • B.
    v = 4 m/s.
  • C.
    v = 6 m/s.
  • D.
    v = 8 m/s.
Câu 14 :

Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài có li độ u = 6 cos(πt + \(\frac{{\pi d}}{2}\)) cm, d đo bằng cm. Li độ của sóng tại d = 1 cm và t = 1 (s) là

  • A.
    u = 0 cm.
  • B.
    u = 6 cm.
  • C.
    u = 3 cm.
  • D.
    u = –6 cm.
Câu 15 :

Trên mặt nước có một nguồn dao động tạo ra tại điểm O một dao động điều hoà có tần số ƒ = 50 Hz. Trên mặt nước xuất hiện những sóng tròn đồng tâm O cách đều, mỗi vòng cách nhau 3 cm. Tốc độ truyền sóng ngang trên mặt nước có giá trị bằng

  • A.
    v = 120 cm/s.
  • B.
    v = 150 cm/s.
  • C.
    v = 360 cm/s.
  • D.
    v = 150 m/s.
Câu 16 :

Một sóng ngang có phương trình sóng \(u = 6\cos (2\pi (\frac{t}{{0,5}} - \frac{d}{5}))\) cm, với d có đơn vị mét, t đơn vị giây. Tốc độ truyền sóng có giá trị là

  • A.
    v = 100 cm/s.
  • B.
    v = 10 m/s.
  • C.
    v = 10 cm/s.
  • D.
    v = 100 m/s.
Câu 17 :

Sóng ngang (cơ học) truyền được trong các môi trường:

  • A.
    chất rắn và bề mặt chất lỏng.
  • B.
    chất khí và trong lòng chất rắn.
  • C.
    chất rắn và trong lòng chất lỏng.
  • D.
    chất khí và bề mặt chất rắn.
Câu 18 :

Một sóng ngang tần số 50 Hz truyền theo phương Ox, với tốc độ truyền sóng là 4 m/s. Bước sóng của sóng trên là:

  • A.
    4 cm.
  • B.
    12,5 cm.
  • C.
    8 cm.
  • D.
    200 cm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về sóng cơ:

  • A.
    Sóng cơ là những biến dạng cơ lan truyền trong một môi trường đàn hồi.
  • B.
    Sóng cơ là những chuyển động cơ lan truyền trong một môi trường.
  • C.
    Sóng cơ là những sự lan truyền trong một môi trường chân không.
  • D.
    Đáp án khác.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sóng cơ là những biến dạng cơ lan truyền trong một môi trường đàn hồi.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 2 :

Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền:

  • A.
    trong môi trường đàn hồi
  • B.
    trong môi trường không gian
  • C.
    dao động trong không gian.
  • D.
    dao động trong chân không.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động trong không gian

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 3 :

Biên độ sóng là gì?

  • A.
    là độ lệch nhỏ nhất của phần tử sóng.
  • B.
    là độ lệch lớn nhất của phần tử sóng khỏi vị trí cân bằng.
  • C.
    là độ lệch của phần tử sóng so với vị trí cân bằng.
  • D.
    Đáp án khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biên độ sóng là độ lệch lớn nhất của phần tử sóng khỏi vị trí cân bằng

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 4 :

Chu kì được kí hiệu là:

  • A.
    t
  • B.
    T
  • C.
    A
  • D.
    s

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chu kì được kí hiệu là T

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 5 :

Một sóng cơ dao động có bước sóng là \(\lambda \) . Khoảng cách giữa n ngọn sóng liên tiếp là:

  • A.
    n bước sóng
  • B.
    n – 1 bước sóng
  • C.
    n + 1 bước sóng
  • D.
    2n bước sóng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khoảng cách giữa n ngọn sóng liên tiếp là n – 1 bước sóng

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 6 :

Chọn phát biểu sai: Quá trình lan truyền của sóng cơ học:

  • A.
    Là quá trình truyền năng lượng.
  • B.
    Là quá trình truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian.
  • C.
    Là quá tình lan truyền của pha dao động.
  • D.
    Là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian và theo thời gian.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quá trình lan truyền của sóng cơ học là quá trình truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian

Lời giải chi tiết :

Đáp án:D

Câu 7 :

Chọn Câu trả lời sai

  • A.
    Sóng cơ học là những dao động truyền theo thời gian và trong không gian.
  • B.
    Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong một môi trường vật chất.
  • C.
    Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì là T.
  • D.
    Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn trong không gian với chu kì là λ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn trong không gian với chu kì là T

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 8 :

Một sóng hình sin truyền trên một sợi dây dài. Ở thời điểm t, hình dạng của một đoạn dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử trên dây cùng nằm trên trục Ox. Bước sóng của sóng này bằng:

  • A.
    48cm
  • B.
    16cm
  • C.
    18cm
  • D.
    24cm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng đồ thị

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị, ta thấy 9 độ chia trên trục Ox tương ứng với 36cm -> độ chia tương ứng với 4cm

Một bước sóng ứng với 4 độ chia -> \[\lambda  = 4.4 = 16cm\]

Đáp án: B

Câu 9 :

Một nguồn sáng sóng dao động theo phương trình u = acos(20ωt)(cm). Trong khoảng thời gian 1s sóng truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?

  • A.
    10
  • B.
    20
  • C.
    30
  • D.
    40

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Chu kì của sóng \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 0,1s\)  Khoảng thời gian \(\Delta t = 10T = 1s\) quãng đường sóng truyền đi được gấp 10 lần bước sóng.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 10 :

Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

  • A.
    tốc độ truyền sóng và bước sóng.
  • B.
    phương truyền sóng và tần số sóng.
  • C.
    phương dao động và phương truyền sóng.
  • D.
    phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng ngang và sóng dọc

Lời giải chi tiết :

Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào phương dao động và phương truyền sóng

Đáp án: C

Câu 11 :

Sóng dọc là sóng có phương dao động

  • A.
    nằm ngang.
  • B.
    trùng với phương truyền sóng.
  • C.
    vuông góc với phương truyền sóng.
  • D.
    thẳng đứng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng ngang và sóng dọc

Lời giải chi tiết :

Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng

Đáp án: B

Câu 12 :

Sóng ngang là sóng có phương dao động

  • A.
    nằm ngang.
  • B.
    trùng với phương truyền sóng.
  • C.
    vuông góc với phương truyền sóng.
  • D.
    thẳng đứng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng ngang và sóng dọc

Lời giải chi tiết :

Sóng ngang là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng

Đáp án: C

Câu 13 :

Một người quan sát mặt biển thấy có 5 ngọn sóng đi qua trước mặt mình Trong khoảng thời gian 10 (s) và đo được khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp bằng 5 m. Coi sóng biển là sóng ngang. Tốc độ của sóng biển là

  • A.
    v = 2 m/s.
  • B.
    v = 4 m/s.
  • C.
    v = 6 m/s.
  • D.
    v = 8 m/s.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng ngang và sóng dọc

Lời giải chi tiết :

5 ngọn sóng đi qua trước mặt trong khoảng thời gian 10s ta có:

(5-1)T = 10 => T = 2,5s

\( \Rightarrow v = \frac{\lambda }{T} = \frac{5}{{2,5}} = 2m/s\)

Đáp án: A

Câu 14 :

Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài có li độ u = 6 cos(πt + \(\frac{{\pi d}}{2}\)) cm, d đo bằng cm. Li độ của sóng tại d = 1 cm và t = 1 (s) là

  • A.
    u = 0 cm.
  • B.
    u = 6 cm.
  • C.
    u = 3 cm.
  • D.
    u = –6 cm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng ngang và sóng dọc

Lời giải chi tiết :

Với d = 1cm, t = 1s thay vào u ta có: u = 6 cos(π + \(\frac{\pi }{2}\)) = 0

Đáp án: A

Câu 15 :

Trên mặt nước có một nguồn dao động tạo ra tại điểm O một dao động điều hoà có tần số ƒ = 50 Hz. Trên mặt nước xuất hiện những sóng tròn đồng tâm O cách đều, mỗi vòng cách nhau 3 cm. Tốc độ truyền sóng ngang trên mặt nước có giá trị bằng

  • A.
    v = 120 cm/s.
  • B.
    v = 150 cm/s.
  • C.
    v = 360 cm/s.
  • D.
    v = 150 m/s.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng ngang và sóng dọc

Lời giải chi tiết :

Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng = \(\lambda  = 3cm\)

\(v = \lambda f = 3.50 = 150cm/s\)

Đáp án: B

Câu 16 :

Một sóng ngang có phương trình sóng \(u = 6\cos (2\pi (\frac{t}{{0,5}} - \frac{d}{5}))\) cm, với d có đơn vị mét, t đơn vị giây. Tốc độ truyền sóng có giá trị là

  • A.
    v = 100 cm/s.
  • B.
    v = 10 m/s.
  • C.
    v = 10 cm/s.
  • D.
    v = 100 m/s.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng ngang và sóng dọc

Lời giải chi tiết :

\(\omega  = \frac{{2\pi }}{{0,5}} \Rightarrow T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 0,5s\)

\(\frac{{2\pi }}{\lambda } = \frac{{2\pi }}{5} \Rightarrow \lambda  = 5m\)

\(v = \frac{\lambda }{T} = \frac{5}{{0,5}} = 10m/s\)

Đáp án:  B

Câu 17 :

Sóng ngang (cơ học) truyền được trong các môi trường:

  • A.
    chất rắn và bề mặt chất lỏng.
  • B.
    chất khí và trong lòng chất rắn.
  • C.
    chất rắn và trong lòng chất lỏng.
  • D.
    chất khí và bề mặt chất rắn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng ngang và sóng dọc

Lời giải chi tiết :

Sóng ngang (cơ học) truyền được trong các môi trường chất rắn và bề mặt chất lỏng

Đáp án: A

Câu 18 :

Một sóng ngang tần số 50 Hz truyền theo phương Ox, với tốc độ truyền sóng là 4 m/s. Bước sóng của sóng trên là:

  • A.
    4 cm.
  • B.
    12,5 cm.
  • C.
    8 cm.
  • D.
    200 cm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng ngang và sóng dọc

Lời giải chi tiết :

\(\lambda  = \frac{v}{f} = \frac{4}{{50}} = 0,08m = 8cm\)

Đáp án: C


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Lí 11 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 1 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 2 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 3 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 4 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 5 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 7 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 8 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 9 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 11 chân trời sáng tạo có đáp án