Trao đổi bài thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
Khi trao đổi người nói và người nghe cần chú ý điều gì?
TRAO ĐỔI BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI CÓ SỬ DỤNG KẾT HỢP PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ VÀ PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ
- Người nghe phát huy vai trò chủ động bằng cách nêu vấn đề trao đổi, tranh luận,…
- Người nói cần tự tin thể hiện quan điểm của mình, có thái độ tiếp cận và phản hồi thích hợp trước những nhận xét, trao đổi của người nghe để phát triển và hoàn chỉnh ý tưởng, quan điểm của mình
- Việc tự đánh giá và đánh giá về bài thuyết trình cần được thực hiện dựa theo các gợi ý trong bảng sau
STT |
Nội dung đánh giá |
Kết quả |
Đạt |
Chưa đạt |
|
1 |
Chọn được vấn đề xã hội có ý nghĩa, đang được quan tâm rộng rãi, khơi gợi được hứng thú của người nghe |
|
2 |
Có đủ ba phần: Mở đầu, Triển khai, Kết luận |
|
3 |
Thông tin về vấn đề xã hội và quan điểm về vấn đề đó được trình bày rõ ràng, sinh động |
|
4 |
Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng một cách hiệu quả: kết hợp hài hòa với phương tiện ngôn ngữ, phù hợp với tính chất của bài trình bày |
|
5 |
Có phong thái tự tin, có sự tương tác khi trình bày |
|
6 |
Có tinh thần cầu thị, cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận và đối thoại với các quan điểm khác nhau về vấn đề được trình bày |