Trao đổi: Em đọc sách báo trang 54 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về các dân tộc anh em trên đất nước ta mà em đã đọc ở nhà. Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc.
Câu 1
Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về các dân tộc anh em trên đất nước ta mà em đã đọc ở nhà.
Mẫu:
Bảo tàng Dân tộc học
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm ở một quận phía tây Thủ đô Hà Nội. Tòa nhà chính của bảo tàng giống như một chiếc trống đồng khổng lổ.
Bảo tàng là nơi trưng bày những hiện vật và hình ảnh tiêu biểu về 54 dân tộc anh em trên đất nước ta. Đến đây, có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày: con dao, chiếc gùi, ống sáo, cây đàn,... Đây là căn nhà sàn của người Thái thấp thoáng những cô gái ngồi bên khung dệt thổ cẩm. Kia là mô hình nhà rộng bên những bộ cồng chiêng, giáo mác cổ kính,...
Ngồi trong bảo tàng, có thể xem những cuốn phim về lễ hội Ka-tê của người Chăm, cảnh chơi xuân của người Mông hay hội cồng chiêng của người Mường,... Khách tham quan còn được hướng dẫn làm bánh, làm đèn Trung thu, lội suối bắt cá,...
Đi khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Theo HƯƠNG THỦY
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Em tìm đọc các bài văn, bài thơ về các dân tộc Việt Nam như: Ê-đê, Chu Ru, Mường, Tày, Chăm,...
Câu 2
Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc.
Gợi ý:
- Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó? Vì sao?
- Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc các bài đọc và nói lên cảm xúc của mình.
Lời giải chi tiết:
Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.