Trên hồ Ba Bể trang 4, 5 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 cánh diều, tập đọc lớp 3 Bài 11: Cảnh đẹp non sông


Trên hồ Ba Bể trang 4, 5 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

Đọc và giải các câu đố dưới đây. Ghép từ ngữ ở bên A với nghĩa phù hợp ở bên B. Đi thuyền trên hồ Ba Bể, tác giả nghe được những âm thanh gì. Vì sao tác giả có cảm giác thuyền lướt trên mây, trên núi. Chọn ý đúng. Quang cảnh hồ Ba Bể đẹp như thế nào. Theo em, vì sao tác giả lưu luyến không muốn về. Tên riêng hồ Ba Bể được viết như thế nào. Chọn ý đúng. Viết tên xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố) nơi em ở.

Nội dung

Bài thơ miêu tả cảnh đẹp nên thơ trữ tình trên hồ Ba Bể.

Phần I

Chia sẻ:

Đọc và giải các câu đố dưới đây:

Phương pháp giải:

Em quan sát hình ảnh và suy nghĩ để giải câu đố.

Lời giải chi tiết:

Hình 1: Hồ Gươm

Hình 2: Núi Phan Xi Păng

Hình 3: Đà Lạt

Hình 4: Thành phố Hồ Chí Minh

Phần II

Bài đọc:

Trên hồ Ba Bể

(Trích)

Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể

Núi dựng cheo leo, hồ lặng im

Lá rừng với gió ngâm se sẽ

Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.

Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể

Trên cả mây trời, trên núi xanh

Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ

Mái chèo khua bóng núi rung rinh.

Thuyền ta quanh quất trên Ba Bể

Đỏ ối vườn cam, thắm bãi ngô

Thuyền ơi, chầm chậm chờ ta nhé

Muốn ở đây thôi, chẳng muốn về!

HOÀNG TRUNG THÔNG

- Ghép từ ngữ ở bên A với nghĩa phù hợp ở bên B:

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Nối: a – 2, b – 3, c – 1, d - 4

Phần III

Đọc hiểu:

Câu 1: Đi thuyền trên hồ Ba Bể, tác giả nghe được những âm thanh gì?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 1.

Lời giải chi tiết:

Đi thuyền trên hồ Ba Bể, tác giả nghe thấy tiếng ngâm của núi rừng và lá cây, nghe thấy tiếng chim hót.

Câu 2

Câu 2: Vì sao tác giả có cảm giác thuyền lướt trên mây, trên núi? Chọn ý đúng:

a) Vì thuyền lướt trên mặt hồ có in bóng mây, núi.

b) Vì mái chèo khua làm bóng núi rung rinh.

c) Vì xung quanh hồ có núi dựng cheo leo.

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 2.

Lời giải chi tiết:

a) Vì thuyền lướt trên mặt hồ có in bóng mây, núi.

Câu 3

Câu 3: Quang cảnh hồ Ba Bể đẹp như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Quang cảnh hồ Ba Bể thơ mộng, yên ả với núi rừng, thiên nhiên hùng vĩ.

Câu 4

Câu 4: Theo em, vì sao tác giả lưu luyến, không muốn về?

- Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và nói lên cảm nhận của mình.

Lời giải chi tiết:

Tác giả lưu luyến không muốn về vì khung cảnh nơi đây vô cùng tươi đẹp và yên bình.

Phần IV

Luyện tập:

Câu 1: Tên riêng hồ Ba Bể được viết như thế nào? Chọn ý đúng:

a) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng: Ba Bể

b) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên: Ba bể

c) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các tiếng: Ba-bể

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Chọn a) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng: Ba Bể

Câu 2

Câu 2: Viết tên xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố) nơi em ở.

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Ví dụ: Phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.


Cùng chủ đề:

Trao đổi: Thực hành giao lưu trang 102 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Trao đổi: Tiết kiệm nước trang 84 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Trái Đất thân yêu trang 93 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Trận bóng trên đường phố trang 37, 38 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Trận đánh trên không trang 72, 73 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Trên hồ Ba Bể trang 4, 5 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Trong nắng chiều trang 101 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Từ cậu bé làm thuê trang 90, 91 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Viết thư gửi người thân trang 29 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Viết thư làm quen trang 104 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Viết thư thăm bạn trang 23 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều