Trình bày bài giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân
Gồm Tìm ý và lập dàn ý, Luyện tập
TRÌNH BÀY BÀI GIỚI THIỆU MỘT KỊCH BẢN VĂN HỌC HOẶC MỘT BỘ PHIM THEO LỰA CHỌN CÁ NHÂN
1. Tìm ý và lập dàn ý
Khi tìm ý và lập dàn ý, để bài nói thêm thuyết phục, hấp dẫn, bạn cần:
- Dựa vào đặc điểm thể loại của tác phẩm kịch và bộ phim để tìm ý
- Sắp xếp nội dung bài nói thành ba phần rõ ràng, phần mở đầu và kết thúc cần tạo ấn tượng sâu sắc
- Phân biệt sự khác nhau giữa các phần của văn bản nghị luận về một kịch bản văn học và văn bản nghị luận về một bộ phim
- Dự kiến những ý kiến trái ngược về tác phẩm kịch/ bộ phim và cách trả lời
- Kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, video clip,…) để tăng tính hấp dẫn cho bài nói và làm rõ ý kiến của mình
a. Tìm ý
Để tìm ý cho bài nói, bạn nên:
- Chọn một tác phẩm mà bạn yêu thích
- Tìm hiểu kĩ tác phẩm
- Ghi chú lại những thông tin liên quan
b. Lập dàn ý
Về nội dung thuyết trình, bạn có thể phác thảo dàn ý theo những gợi ý dưới đây
Phiếu giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc một bộ phim Tên tác phẩm kịch/ bộ phim:………………Thể loại:……………………… Tên tác giả………………………………………………………………………… 1. Lý do chọn giới thiệu tác phẩm: …………………………………………………………………………………….. 2. Giới thiệu về tác phẩm - Giới thiệu tóm tắt về nội dung và nghệ thuật: ………………………………………………………………………………… - Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm: ………………………………………………………………………………… 3. Trình bày một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/tình cảm, cảm xúc khi đọc/xem/nghe tác phẩm: …………………………………………………………………………………. |
2. Luyện tập
Khi luyện tập, bạn nên đối chiếu dàn ý bài nói với bảng kiểm. Để trình bày đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên:
- Mở đầu ngắn gọn, hấp dẫn, gợi hứng thú; kết thúc ấn tượng, đặc sắc, tạo dư âm
- Lựa chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, sinh động; giải thích rõ những từ ngữ khó
- Nắm vững bố cục bài trình bày, dùng từ ngữ chuyển tiếp giữa các phần để người nghe dễ theo dõi
- Trích dẫn một số câu văn/thơ, lời thoại giữa các nhân vật, ca từ, phân cảnh/ phân đoạn ấn tượng trong tác phẩm điện ảnh/ âm nhạc, trình chiếu hình ảnh của tác phẩm hội họa, điêu khắc để làm rõ nội dung giới thiệu
- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (phương tiện hỗ trợ trình bày, phương tiện ngôn ngữ hình thể) để tăng tính hấp dẫn, sinh động cho bài trình bày
- Sử dụng một số kĩ thuật như: cách phát âm, sự nhấn mạnh, tốc độ nói, chỗ ngừng nghỉ,…
- Dự kiến một số vấn đề mà người nghe có thể thay đổi