Trình bày suy nghĩ của em về vở kịch Thuyền trưởng tàu Viễn Dương lớp 8
1. Mở bài - Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của tác giả Lưu Quang Vũ đã cho người đọc hiểu được tác hại của bệnh sĩ diện cùng với sự ảnh hưởng của nó tới cộng đồng, xã hội chỉ thông qua một sự việc đó là đổi tên của xã Hùng Tâm.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
- Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của tác giả Lưu Quang Vũ đã cho người đọc hiểu được tác hại của bệnh sĩ diện cùng với sự ảnh hưởng của nó tới cộng đồng, xã hội chỉ thông qua một sự việc đó là đổi tên của xã Hùng Tâm.
2. Thân bài - Tình huống ở trong đoạn trích là gì? Có những ai tham gia vào?
+ Xã Hùng Tâm đã mở cuộc họp thông báo về những đổi mới của xã
Hùng Tâm từ tên xã tới chức vụ của một vài người.
+ Nhân vật: Ông Nha, ông Độp, bà Độp, Văn Sửu, ông Thìn.
Các nhân vật ấy có đặc điểm gì hay đại diện cho kiểu người như thế nào?
+ Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha đại diện tiêu biểu cho kiểu người thích sống lối sống giả dối ở trong xã hội.
+ Ông Nha là một người sống vô cùng giả dối và tham vọng một cách quá mù quáng.
+ Ông muốn phát triển nền kinh tế nhưng lại vứt bỏ đi những thứ vốn là cần câu cơm của toàn bộ người dân nơi đây.
+ Ông nói những cái rất cao siêu nhưng thực tế thì thật phũ phàng bởi những lời mà ông nói chỉ toàn là sáo rỗng.
- Hành động cùng với lời thoại của các nhân vật đã được khắc họa ra sao?
+ Nhân vật ở trong đoạn trích có điểm không tương xứng giữa thực chất bên trong với hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến cho việc làm trở nên vô cùng lố bịch hài hước.
- Có những chi tiết nào vô lý và gây cười đã thể hiện tính hài kịch ở trong đoạn trích?
+ Ngôn ngữ của ông không hề phù hợp với một cuộc họp có tính chất trang nghiêm.
+ Lời nói có rất nhiều từ ngữ không rõ ý.
+ Ông Nha càng có nói những từ ngữ khoa học, thì càng để lộ ra nhiều sự thiếu hiểu biết của chính mình như Trung tâm Công nghệ mà lại chỉ sản xuất mỗi pháo.
- Có những xung đột nào ở trong đoạn trích? Kết quả giải quyết ra sao?
+ Văn bản có sự mâu thuẫn giữa cái xấu với cái tốt. Ông Nha đã vẽ ra một viễn tường vô cùng cao đẹp về một xã phát triển và giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì mà ông làm được đều chỉ đầy cho người dân vào cái nghèo đói. Đó chính là sự tương phản giữa ảo tưởng với thực tế.
+ Kết quả là một loạt những chức danh mới đã được tạo ra nhưng không có sự khoa học và vô cùng rối loạn.
3. Kết bài
- Văn bản Đổi tên cho xã đã nêu ra và phê phán một hiện tượng vô cùng nhức nhối xuất hiện trong xã hội Việt Nam, đó chính là thích sĩ diện.
- Tổng kết nội dung và giá trị nghệ thuật của vở kịch.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Ông Toàn Nha, Chủ tịch xã kiêm Chủ nhiệm hợp tác xã Cà Hạ, vì háo danh mà phát động một cuộc “thay trời đổi đất, sắp đặt giang sơn”, mong biến xã nhà thành một biểu tượng của phong trào đổi mới nông thôn, mặc dù về trình độ văn hóa, ông mới chỉ “học hết lớp 4”.
Với sự tham mưu của thư kí Văn Sửu, ông cho tiến hành một loạt “cải cách” như: đổi tên cho xã (xã “Cà Hạ” thành xã “Hùng Tâm”); đổi tên các phòng, ban dưới quyền mình thành các “Trung tâm…”; lấy sản xuất pháo nổ, thu mua lông vịt xuất khẩu,… làm trọng điểm phát triển kinh tế xã; coi trọng việc báo cáo, tuyên truyền về thành tích trong các hội nghị, lễ tổng kết hơn phát triển thực lực của địa phương. Hưng, một anh thợ lái tàu đường sông, người yêu của cô Nhàn, con gái ông Toàn Nha, có chuyến về quê đúng dịp ở địa phương tổ chức lễ tổng kết phong trào đổi mới do ông Toàn Nha chủ trì. Theo lời khuyên của người chú, anh bất đắc dĩ phải nói dối mình là một thuyền trưởng tàu viễn dương để xuất hiện như một khách mời làm sang cho buổi lễ, nhằm mong được ông Toàn Nha chấp nhận là con rể. Nhưng vì tự trọng, Hưng bỏ dở “vai diễn”, định lái tàu bỏ trốn. Một vụ cháy nổ lớn xảy ra tại trụ sở Uỷ ban xã, do thuốc pháo không được bảo quản đúng cách, gây nên cảnh náo loạn.
Bị bỏng nặng, phải đi cấp cứu bằng đường sông trên chiếc tàu chở phân đạm của Hưng, ông Toàn nha vẫn mơ màng, hãnh diện rằng ông đang được chở đi trên chuyến “tàu viễn dương” (tàu đi lại trên các vùng biển xa) do chàng rể tương lai – một vị thuyền trưởng dạn dày với hành trình trên các đại dương – điều khiển.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Văn bản đề cập đến ông Toàn Nha muốn thay đổi xã trở nên tốt đẹp hơn nhưng lại không có kiến thức.
Vì sĩ diện cộng với sự thiếu hiểu biết đã gây nên vụ cháy nổ lớn tại trụ sở Ủy ban và bị thương. Cuối cùng ông đã phải đi cấp cứu trên chính con tàu chở phân đạm mà ông vẫn coi là tàu viễn dương do con rể tương lai của ông cầm lái. Từ câu nói của ông Toàn Nha ở gần cuối văn bản: “Chính anh Hưng thân chinh lái con tàu này để chở tôi, chính đồng chí thuyền trưởng viễn dương tự tay lái đưa đồng chí giám đốc bố vợ anh đi. Đúng lắm! Phải thế! Rất tốt! Toàn Nha này không đi thì thôi, đã đi thì phải…” đã cho thấy ông là người háo danh, cố chấp không chấp nhận sự thật. Vì háo danh mà phát động cuộc thay trời đổi đất dù ông học hết lớp 4, cho người đóng giả thuyền trưởng tàu viễn dương... Ông làm mọi việc để có thể thể hiện bản thân, nâng cao tên tuổi của mình mà bất chấp làm giả, thậm chí có thể hại người khác.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Văn bản Thuyền trưởng tàu viễn dương của Lưu Quang Vũ gửi gắm một bài học giá trị trong cuộc sống.
Nội dung của văn bản kể về việc ông Toàn Nha - người mắc bệnh sĩ, vì háo danh mà phát động cuộc thay trời đổi đất dù ông chỉ học hết lớp 4, khoe khoang người con rể tương lai đóng giả thuyền trưởng tàu viễn dương… Ông làm mọi việc để có thể thể hiện bản thân, nâng cao tên tuổi của mình mà bất chấp thật giả, thậm chí có thể hại người khác.
Văn bản đã làm nổi bật lên thói hư tật xấu ở một số người, đó là “bệnh sĩ”. Thông qua việc xây dựng các tình huống xung đột giữa các nhân vật tác giả đã làm nổi bật hậu quả của sự giả dối.
Bài tham khảo Mẫu 1
Lưu Quang Vũ là một nhà soạn kịch nổi tiếng. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến Bệnh sĩ rất thú vị. Đặc biệt phải kể đến Thuyền trưởng tàu viễn dương.
Ông Toàn Nha một người trình độ văn hóa hết lớp 4 vì háo danh mà phát động một cuộc “thay trời đổi đất, sắp đặt giang sơn”. Với sự tham mưu của thư kí Văn Sửu, ông cho tiến hành một loạt “cải cách” như: đổi tên cho xã, đổi tên các phòng, ban dưới quyền mình, lấy sản xuất pháo nổ, thu mua lông vịt xuất khẩu… làm trọng điểm phát triển kinh tế xã; coi trọng việc báo cáo, tuyên truyền về thành tích trong các hội nghị, lễ tổng kết hơn phát triển thực lực của địa phương. Hưng, một anh thợ lái tàu đường sông vì yêu con ông Toàn Nha nên nghe theo lời khuyên của người chú, anh bất đắc dĩ phải nói dối mình là một thuyền trưởng tàu viễn dương mong được ông Toàn Nha chấp nhận là con rể. Nhưng vì tự trọng, Hưng bỏ vai diễn định lái tàu bỏ trốn. Nhưng do thuốc pháo không được bảo quản đúng cách nên một vụ cháy nổ lớn xảy ra tại trụ sở Uỷ ban xã, nhiều người bỏng nặng, phải đi cấp cứu bằng đường sông trên chiếc tàu chở phân đạm của Hưng, ông Toàn nha vẫn mơ màng, hãnh diện rằng ông đang được chở đi trên chuyến “tàu viễn dương”.
Có thể nói, tác phẩm là bài học vô cùng quý giá về căn bệnh sĩ đáng báo động trong xã hội ngày nay, đặc biệt đối với các bạn trẻ.
Bài tham khảo Mẫu 2
Vì háo danh muốn “thay trời đổi đất, sắp đặt giang sơn”, ông Toàn Nha – chủ tịch xã kiêm chủ nhiệm hợp tác xã Cà Hạ muốn tiến hành một loạt “cải cách” như: đổi tên cho xã, đổi tên các phòng, ban dưới quyền mình, lấy sản xuất pháo nổ, thu mua lông vịt xuất khẩu… làm trọng điểm phát triển kinh tế xã; coi trọng việc báo cáo, tuyên truyền về thành tích trong các hội nghị, lễ tổng kết hơn phát triển thực lực của địa phương. Hưng vì yêu Nhàn, con gái của ông Toàn Nha nên đã nghe theo lời khuyên của chú giả làm thuyền trưởng tàu viễn dương nhằm ra oai và để được chấp nhận làm con rể. Tuy nhiên giữa chừng vì tự trọng nên đã bỏ dở và định lái tàu bỏ trốn. Điều không hay là do thuốc pháo không được bảo quản đúng cách nên một vụ cháy nổ lớn xảy ra tại trụ sở Uỷ ban xã, nhiều người bỏng nặng, phải đi cấp cứu bằng đường sông trên chiếc tàu chở phân đạm của Hưng, ông Toàn Nha thì vẫn mơ màng hãnh diện nghĩ rằng đang trên tàu viễn dương do chàng rể tương lai điều khiển.
Văn bản đã làm nổi bật lên thói hư tật xấu ở một số người, đó là “bệnh sĩ”. Thông qua việc xây dựng các tình huống xung đột giữa các nhân vật tác giả đã làm nổi bật hậu quả của sự giả dối.
Bài tham khảo Mẫu 3
Ông Toàn Nha, Chủ tịch xã kiêm Chủ nhiệm hợp tác xã Cà Hạ, vì háo danh mà phát động một cuộc “thay trời đổi đất, sắp đặt giang sơn”, mong biến xã nhà thành một biểu tượng của phong trào đổi mới nông thôn, mặc dù về trình độ văn hóa, ông mới chỉ “học hết lớp 4”. Với sự tham mưu của thư kí Văn Sửu, ông cho tiến hành một loạt “cải cách” như: đổi tên cho xã (xã “Cà Hạ” thành xã “Hùng Tâm”); đổi tên các phòng, ban dưới quyền mình thành các “Trung tâm…”; lấy sản xuất pháo nổ, thu mua lông vịt xuất khẩu… làm trọng điểm phát triển kinh tế xã; coi trọng việc báo cáo, tuyên truyền về thành tích trong các hội nghị, lễ tổng kết hơn phát triển thực lực của địa phương. Hưng, một anh thợ lái tàu đường sông, người yêu của cô Nhàn, con gái ông Toàn Nha, có chuyến về quê đúng dịp ở địa phương tổ chức lễ tổng kết phong trào đổi mới do ông Toàn Nha chủ trì. Theo lời khuyên của người chú, anh bất đắc dĩ phải nói dối mình là một thuyền trưởng tàu viễn dương để xuất hiện như một khách mời làm sang cho buổi lễ, nhằm mong được ông Toàn Nha chấp nhận là con rể. Nhưng vì tự trọng, Hưng bỏ dở “vai diễn”, định lái tàu bỏ trốn. Một vụ cháy nổ lớn xảy ra tại trụ sở Uỷ ban xã, do thuốc pháo không được bảo quản đúng cách, gây nên cảnh náo loạn. Bị bỏng nặng, phải đi cấp cứu bằng đường sông trên chiếc tàu chở phân đạm của Hưng, ông Toàn nha vẫn mơ màng, hãnh diện rằng ông đang được chở đi trên chuyến “tàu viễn dương” (tàu đi lại trên các vùng biển xa) do chàng rể tương lai – một vị thuyền trưởng dạn dày với hành trình trên các đại dương – điều khiển.