Trọng âm của từ có ba âm tiết - Quy tắc đánh trọng âm với danh từ, động từ, tính từ có 3 âm tiết — Không quảng cáo

Lý thuyết Tiếng Anh lớp 10 Lý thuyết Trọng âm của từ Tiếng Anh 10


Trọng âm của từ có ba âm tiết

I. Động từ 1. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm. 2. Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên. 3. Trọng âm rơi vào âm tiết cuối khi: II. Tính từ 1. Tính từ có âm tiết thứ nhất là /ə/ hay/i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. 2. Âm tiết cuối là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ hai là nguyên âm dài thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. III. Danh từ 1. Trọng âm rơi vào âm tiết

I. Động từ

1. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm.

Ví dụ:

encounter /iŋ’kauntə/ (v): bắt gặp

determine /dɪˈtɜː.mɪn/ (v): xác định

2. Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.

Ví dụ:

exercise /ˈek.sə.saɪz/ (v): tập thể dục

compromise /ˈkɒm.prə.maɪz/ (v): thỏa hiệp

3. Trọng âm rơi vào âm tiết cuối khi:

+ Âm tiết cuối có nguyên âm đôi.

Ví dụ:

entertain /entəˈteɪn/ (v): giải trí

volunteer /ˌvɑːlənˈtɪr/ (v): làm công tác tình nguyện

+ Âm tiết cuối có nguyên âm dài.

Ví dụ: introduce /ˌɪntrəˈdjuːs/ (v): giới thiệu

+ Âm tiết cuối kết thúc bằng nhiều hơn một phụ âm.

Ví dụ:

correspond /ˌkɒrəˈspɒnd/ (v): trao đổi bằng thư tín

comprehend /ˌkɒmprɪˈhend/ (v): hiểu

II. Tính từ

1. Tính từ có âm tiết thứ nhất là /ə/ hay/i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

amazing /əˈmeɪzɪŋ/ (adj): ngạc nhiên

excited /ɪkˈsaɪtɪd/ (adj): háo hức

2. Âm tiết cuối là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ hai là nguyên âm dài thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

enormous /ɪˈnɔːməs/ (adj): to lớn/ khổng lồ

retarded /rɪˈtɑːdɪd/ (adj): chậm phát triển

III. Danh từ

1. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai khi:

+ Âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/)

+ Âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi

+ Âm tiết cuối có nguyên âm /əʊ/mà âm tiết thứ hai có nguyên âm đôi/ nguyên âm dài.

Ví dụ:

computer /kəmˈpjuːtər/ (n): máy vi tính

potato /pəˈteɪtoʊ/ (n): khoai tây

pagoda/pəˈɡəʊdə/ (n): ngôi chùa

2. Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất khi âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/

Ví dụ:

family /'fæmili/ (n): gia đình

cinema/ˈsɪnəmə/ (n): rạp chiếu phim


Cùng chủ đề:

Thì quá khứ hoàn thành - Cấu trúc, cách sử dụng và dấu hiệu nhận biết
Thì quá khứ tiếp diễn - Cấu trúc, cách sử dụng và dấu hiệu nhận biết
Trọng âm của danh từ có hai âm tiết - Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Trọng âm của danh từ ghép - Trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên
Trọng âm của tính từ có hai âm tiết - Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Trọng âm của từ có ba âm tiết - Quy tắc đánh trọng âm với danh từ, động từ, tính từ có 3 âm tiết
Trọng âm của từ có hai âm tiết có chính tả giống nhau - Trọng âm của động từ và tính từ 2 âm tiết chính tả giống nhau
Trọng âm của từ có nhiều hơn ba âm tiết - Quy tắc nhấn trọng âm với các từ nhiều hơn 3 âm tiết với các tiền tố và hậu tố phổ biến
Trọng âm của từ có tiền tố - Tiền tố không được nhấn trọng âm
Trọng âm của động từ có hai âm tiết - Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Tường thuật câu hỏi Yes/ No - Các bước chuyển đổi, công thức chung và lưu ý