Trong mắt trẻ (Ê - Xu - Pe - Ri) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 8 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Cánh Diều HK2


Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri)

Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Tác giả

1. Tiểu sử

- Antoine de Saint-Exupéry hay gọi tắt là Saint-Ex (sinh ngày 29 tháng Sáu năm 1900 – mất tích ngày 31 tháng Bảy năm 1944)

- Quê quán: sinh tại thành phố Lyon, Pháp trong một gia đình quý tộc địa phương.

- Là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng.

- Ông mất tích trong một chuyến bay ở thế chiến thứ hai khi đang thu thập thông tin về quân Đức.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Chuyến thư miền Nam” được xuất bản năm 1929

- Pilote de Guerre (Phi công thời chiến, 1942)

- Lettre à un Otage (Thư gửi một con tin, 1943), sách thuộc thể loại chính luận

- Citadelle (Cung thành, viết năm 1936, xuất bản sau khi ông mất, 1948)

- Saint-Exupéry được biết tới nhiều nhất với kiệt tác văn học Hoàng tử Bé (Le Petit Prince).

b. Phong cách nghệ thuật

- Tác phẩm của Saint-Exupéry tập trung vào đề tài phi công hoặc lấy cảm hứng từ những chuyến bay của chính tác giả.

Sơ đồ tư duy tác giả Ê-xu-pe-ri:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Trích Hoàng tử bé - Câu chyện đầy hấp dẫn về cuộc gặp gỡ tình cờ của một phi công gặp nạn trên sa mạc với một cậu bé tình cờ đến thăm Trái Đất từ hành tinh khác, nơi cậu sống một mình cùng với một bông hồng. Bông hồng đã khiến cậu buồn khổ đến nỗi cậu đã đi theo một đàn chim đến những hành tinh khác. Một chú cáo sa mạc xuất hiện và khuyên cậu nên yêu thương chính bông hoa mà cậu có trên hành tinh của mình, cậu sẽ nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc đời mình đang sống. Nhận ra điều đó, hoàng tử bé quay trở về hành tinh của mình khi đã có chuyến phiêu lưu qua rất nhiều hành tinh và những câu chuyện mới mẻ.

- Đoạn trích trong SGK gồm chương I, chương II và chương cuối (chương XXVII) của truyện Hoàng tử bé

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “lễ độ đến vậy…”): Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ của mình

- Phần 2 (tiếp đến “hoàng tử bé […]”): Cuộc gặp gỡ bất ngờ với cậu bé

- Phần 3 (còn lại): Suy nghĩ của anh phi công sau nhiều năm khi cậu bé đã trở lại hành tinh của mình

c. Thể loại: truyện đồng thoại

d. Phương thức biểu đạt: tự sự

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Văn bản đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ. Câu chuyện được kết thúc đầy bí ẩn, kết truyện tập trung vào tình bạn đặc biệt giữa Hoàng tử bé và nhân vật chính. Tác giả muốn gửi tới thông điệp khi con người đối mặt với nỗi buồn khi mất đi người mình yêu thương.

b. Giá trị nghệ thuật

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa thành rất phù hợp với thể loại truyện đồng thoại.

- Ngôi kể thứ nhất cũng được sử dụng rất chân thực.

- Nhiều hình ảnh ẩn dụ tinh tế.

- Lối kể truyện gần gũi, hấp dẫn.

Sơ đồ tư duy văn bản Trong mắt trẻ:


Cùng chủ đề:

Tiếng cười có lợi ích gì? (Theo O - Ri - Sơn Xơ - Goét Ma - Đơn)
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) 8
Tình yêu sách (Trần Hoài Dương)
Tôi đi học (Thanh Tịnh) 8
Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương)
Trong mắt trẻ (Ê - Xu - Pe - Ri)
Trưởng giả học làm sang (trích, Mô - Li - E)
Tự trào I (Trần Tế Xương)
Vắt cổ chày ra nước
Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya" (Lê Trí Viễn)
Viên tướng trẻ và con ngựa trắng (Nguyễn Huy Tưởng)