Trong một buổi họp mặt giữa hai lớp 8A và 8B, có tất cả 50 học sinh tham gia. Các bạn học sinh lớp 8B tính số người quen ở lớp 8A và thấy rằng bạn Anh quen 11 bạn, bạn Bắc quen 12 bạn, bạn Chi quen 13 bạn, … và cứ như vậy đến bạn cuối cùng là bạn Yến thì quen tất cả các bạn của lớp 8A. Khi đó:
-
A.
Lớp 8A có 30 học sinh, lớp 8B có 20 học sinh tham gia
-
B.
Lớp 8A có 20 học sinh, lớp 8B có 30 học sinh tham gia
-
C.
Lớp 8A có 28 học sinh, lớp 8B có 22 học sinh tham gia
-
D.
Lớp 8A có 22 học sinh, lớp 8B có 28 học sinh tham gia
Bước 1: Lập phương trình
+ Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số
+ Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết
+ Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình
Bước 3: Kết luận: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không rồi kết luận.
Gọi số học sinh của lớp 8B là x (x là số tự nhiên, x<50)
Bạn thứ nhất lớp 8B (bạn Anh) quen \(10 + 1\) bạn của lớp 8A
Bạn thứ hai lớp 8B (bạn Bắc) quen \(10 + 2\) bạn của lớp 8A
Bạn thứ ba lớp 8B (bạn Chi) quen \(10 + 3\) bạn của lớp 8A
….
Bạn thứ x lớp 8B (bạn Yến) quen \(10 + x\) bạn của lớp 8A, đó là tất cả số học sinh lớp 8A
Phương trình:
\(x + \left( {10 + x} \right) = 50\)
\(2x = 40\)
\(x = 20\) (thỏa mãn)
Vậy lớp 8B có 20 học sinh, lớp 8A có 30 học sinh dự họp mặt
Đáp án : A