Truyện Chiếc thuyền ngoài xa, nhân vật nào đã để lại cho anh, chị ấn tượng sâu sắc nhất ? Anh, chị hãy hoá thân vào nhân vật, giãi bày những tình cảm, suy nghĩ của nhân vật với thế hệ trẻ hôm nay — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Chiếc thuyền


Nhân ngày mồng 8 tháng 3, tôi được mời tới trường THPT Thanh Chương 1 để tham dự Lễ mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ. Với tư cách là một nghệ sĩ có tên trong tác phẩm các cháu được học trong chương trình Ngữ Văn, tôi được hân hạnh mời lên lên phát biểu với các bạn nữ sinh cùng tất cả học sinh toàn trường.

Đầu tiên, nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, bác xin gửi đến các cô giáo, các bạn nữ sinh toàn trường lời chúc sức khoẻ, xinh đẹp và đạt những kết quả như mong ước. Chúc trường ta tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới trong dạy và học. - Các cháu yêu quý ! Bác có rất nhiều chuyện muốn tâm sự cùng các cháu; nhưng thời gian không cho phép, bác chỉ gói gọn nói về chủ đề: tấm lòng, đức hy sinh của người phụ nữ, của những người mẹ, người bà của chúng ta cùng cách nhìn đời đời, nhìn người trong cuộc sống. ( Cả trường im lặng ) - Các cháu lớp 12 đã học truyện Chiếc thuyền ngoài xa của cố nhà văn Nguyễn Minh Châu. Chắc nhiều cháu tự đặt câu hỏi: Trên đời làm gì có người đàn bà nào như người đàn bà làng chài? Mà có, cũng không thể chịu nhẫn nhục như thế. Nhưng các cháu có biết không ! Đó lại là một sự thật, một sự thật đến ngỡ ngàng. Ngay cả chính bác, người được trực tiếp chứng kiến sự việc, mà lúc đầu bác cũng không tin. Nhưng đó là sự thật. Sự thật như hôm nay, bác đang đứng nói chuyện với các cháu. - Các cháu ạ ! Đặc biệt là các cháu nữ, rồi dăm bảy năm, mười năm nữa, các cháu sẽ có chồng, các cháu sẽ hiểu như thế nào là tấm lòng người vợ; rồi các cháu sẽ thành những người mẹ, các cháu sẽ biết như thế nào là tấm lòng của một người mẹ đối với các con của mình. Rồi biết bao nhiêu điều khác nữa mà hôm nay, các cháu chưa biết. Cuộc đời không đơn giản như trang sách có đầu, có cuối; không bằng phẳng, rợp bóng mát như sân trường các cháu đang ngồi nghe bác nói chuyện hôm nay. Mà nó gồ ghề, lắm gai góc, dốc đèo, sáng tối đan xen…Bác và bác Đẩu, bạn chiến đấu trên chiến trường cùng bác, nay là chánh án toà án huyện đã sai lầm khi khuyên người đàn bà làng chài bỏ người chồng vũ phu, tàn ác. Các cháu biết không, sau khi nghe người đàn bà làng chài giãi bày căn nguyên bà không bỏ người chồng, bác và bác Đẩu mới thấy, những lí do mình nêu ra nó mới nhỏ bé, tầm thường làm sao. (Khối 12 ồ lên, có học sinh còn la to: Thế mà tầm thường ? Thế mà nhỏ ư ? Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận lớn…Tôi là tôi bỏ. Li dị là xong. Bây giờ bình đẳng, ra toà là xong) (Đợi các em lắng xuống, tôi tiếp) - Các cháu ạ! Chính bác và bác Đẩu lúc đầu cũng nông nổi, nông cạn như các cháu lúc này. Còn bây giờ, bác nói bé nhỏ, tầm thường là so với những cái được to lớn khi người đàn bà có người chồng so với nếu bà li dị, không còn chồng. Những điều sâu sắc đó bác có được là chính người đàn đàn bà làng chài đã dạy cho bác. Các cháu không tin ư ! Các cháu khối 10 và 11, nếu chưa đọc truyện, các cháu chưa hiểu, nhưng các cháu 12, chắc cháu còn nhớ ! Người đàn bà đã giãi bày mới thấm thía, cảm động làm sao: Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú! Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải là người làm ăn…nên các chú đâu hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc… Đám đàn bà hàng chài chúng tôi cần một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. …Đàn bà thuyền chài chúng tôi phải sống cho con … Các cháu biết không ! Những lời giãi bày chất phác của người đàn bà làm vỡ oà trong bác bao điều. Nói đơn giản, chiếc thuyền chài trên biển, nếu không có người đàn ông đứng mũi chụi sào, sẽ trở thành thuyền chết. Nếu người đàn bà bỏ người chồng, như một số cháu đã nghĩ ( một số cháu ồ lên: Cả bác nữa!)- Vâng ! Cả chính bác lúc đầu cũng nghĩ như vậy. “Bỏ”, con sẽ mất cha hoặc mất mẹ, tất cả sẽ ra sao, chắc là các cháu có thể tự hiểu. Bi đát, đau thương gấp biết bao nhiêu lần. Bây giờ các cháu ở thời hiện đại, thời thông tin, trí thức. Nhìn nhận của các cháu có nhiều đổi mới. Nhưng những truyền thống, trong đó có truyền thống gia đình thì không bao giờ cũ. Ngày nay, các cháu có thể chuyển nghề này sang nghề khác; chuyển từ nơi này sang nơi khác một cách dễ dàng, không vướng mắc. Nhưng với gia đình, và sau này với vợ, với chồng, thì không thể như thế. Bài học người đàn bà làng chài – người đàn bà ít học- đã dạy cho bác và bác Đẩu vỡ oà ra điều vô cùng quý giá đó. Hạnh phúc gia đình là thứ hạnh phúc cao quý, khó có thứ hạnh phúc nào thay thế, dẫu để có hạnh phúc đó, mỗi người, nhất là người đàn bà – như người đàn bà làng chài, phải đổi bao cay cực, khổ đau ! Nhưng, điều mà bác muốn tâm sự nhân ngày tết của Phụ nữ là điều gì các cháu biết không ? (Tôn trọng Phụ nữ, có cháu nói phía dưới). Cháu nào đó nói tôn trọng. Đúng nhưng chưa đủ. Điều bác muốn nói là: Người đàn bà làng chài đã giúp bác thấu hiểu vẻ đẹp ẩn kín bên trong của những con người mà trông bề ngoài thô kệch, cam chịu, nhẫn nhục. Nghe người đàn giãi bày lí do bà không thể, không đời nào bỏ chồng, bác mới thấy mình ngây thơ, nông nổi làm sao. Ngỡ mình hiểu biết hơn bà ta, ngỡ bà ta ít học, dốt nát, cam chịu; bà là người đáng thương hại, mà mình là người phải bênh vực bà ta…Hoá ra, bà là người phụ nữ sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời; một người mẹ, một người vợ trong hoàn cảnh ấy không thể xử sự khác. Trong bà lấp lánh vẻ đẹp của người mẹ: tất cả vì con- và bà – người đàn bà, người mẹ coi đó là hạnh phúc, là niềm vui, dẫu là niềm vui phải đổi bao cay đắng. Vâng! Giờ thì không còn cháu nào phản ứng đòi bỏ nữa phải không ? Bác tin rằng, những lời giãi bày của người đàn bà làng chài của Nguyễn Minh Châu, không chỉ giúp bác và bác Đẩu nhận ra vẻ đẹp tiềm ẩn của chính bà, mà nó sẽ giúp các cháu thấu hiểu vẻ đẹp của những người mẹ, người bà, của các cô giáo đang ngày đêm tảo tần, thầm lặng hi sinh vì hạnh phúc của các cháu !


Cùng chủ đề:

Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần,nhưng với bản thân bạn không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất - Ngữ Văn 12
Trong thiên truyện của Nguyễn Thi đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước cho đến lớp người đi sau - Ngữ Văn 12
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn
Trong “Phép mầu nhiệm của đời” có câu chuyện rằng: "Người hàng xóm của cậu bé 4 tuổi vừa mất vợ. . . . " Anh (chị) suy nghĩ gì về câu chuyện trên - Ngữ Văn 12
Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam - Ngữ Văn 12
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa, nhân vật nào đã để lại cho anh, chị ấn tượng sâu sắc nhất ? Anh, chị hãy hoá thân vào nhân vật, giãi bày những tình cảm, suy nghĩ của nhân vật với thế hệ trẻ hôm nay
Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội - Ngữ Văn 12
Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là sáng tác xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thi về những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lâu dài và gian khổ. Phân tích hình tượng hai chị em
Trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta - Ngữ Văn 12
Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy". Em nghĩ gì về câu nói trên? - Ngữ Văn 12
Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy". Suy nghĩ gì về câu nói trên - Ngữ Văn 12